Tiết Lộ Cách Nêu Điểm Mạnh Bản Thân Khi Phỏng Vấn

Tiết Lộ Cách Nêu Điểm Mạnh Bản Thân Khi Phỏng Vấn

 

TIẾT LỘ CÁCH NÊU ĐIỂM MẠNH BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN

Tiết Lộ Cách Nêu Điểm Mạnh Bản Thân Khi Phỏng Vấn


1. Cách trả lời câu hỏi về điểm mạnh

Có một sự thật bất ngờ là khá nhiều người gặp khó khăn khi nói đến điểm mạnh của bản thân. Làm sao để nêu điểm mạnh một cách phù hợp? Làm sao để không khiến nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đang khoe khoang?

Dù nhà tuyển dụng có hỏi câu hỏi này trong buổi phỏng vấn hay không, bạn cũng nên có sự chuẩn bị. Việc này giúp bạn hiểu mình có những điểm mạnh gì và những điểm gì có thể khiến bạn chiếm ưu thế so với những ứng viên khác. Hơn nữa, bạn có thể nói đến chúng ở những phần khác của cuộc phỏng vấn.

Giống như nói về điểm yếu. Bạn có thể nói theo hai hướng: đặc điểm nhân cách hoặc kỹ năng/ thói quen. Hãy thêm vào bối cảnh hoặc câu chuyện liên quan. Điều này sẽ giúp câu trả lời của bạn trở nên khác biệt.

 

2. Ví dụ câu hỏi về điểm mạnh

Nhà tuyển dụng có thể đưa ra câu hỏi về điểm mạnh của bạn dưới nhiều dạng khác nhau:

Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?

Điều gì sẽ giúp bạn thành công ở vị trí công việc này?

Chúng tôi có thể mong chờ điều gì ở bạn trong 60 ngày làm việc đầu tiên?

Bạn đã từng nhận được lời khen như thế nào từ sếp cũ?

 

3. Ví dụ câu trả lời về điểm mạnh

Kể cả những ứng viên có kinh nghiệm nhất cũng có thể gặp khó khăn với câu hỏi này. Bạn có thể tham khảo một số câu trả lời dưới đây:

#1: “Tôi có khả năng lãnh đạo. Tôi đã có kinh nghiệm mười năm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh. Tôi luôn làm việc vượt KPIs và được thăng chức hai lần ở vị trí công việc cũ. Tôi tin rằng những thành công này có được trên cơ sở việc lãnh đạo một cách hiệu quả các nhóm gồm những cá nhân có kiến thức và kỹ năng đa dạng. Tôi thường xuyên sử dụng và rèn luyện khả năng lãnh đạo bằng cách theo dõi, đánh giá hiệu suất làm việc của các cá nhân trong nhóm, trao đổi thẳng thắn để phát huy hoặc rút kinh nghiệm. Tôi muốn tiếp tục phát triển kỹ năng này ở những vị trí làm việc tiếp theo.”

#2: “Tôi có khả năng làm việc nhóm hiệu quả. Tôi từng lãnh đạo một nhóm bao gồm nhiều thành viên với kỹ năng đa dạng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Tôi đã chỉ dẫn, truyền cảm hứng và gắn kết các thành viên để cùng làm việc hướng tới mục tiêu chung. Trong ba năm làm trưởng nhóm, hiệu suất làm việc của nhóm đã tăng lên 20%.”

#3: “Tôi luôn muốn thử nghiệm những kỹ thuật mới. Khi có một phần mềm mới được đưa vào sử dụng trong công việc, tôi luôn là một trong những người tiếp xúc đầu tiên. Tôi muốn tìm hiểu và khám phá từng khía canh, từng chức năng. Ở công ty cũ, khi có một phần mềm kế toán mới được sử dụng, tôi đã tìm ra một lỗi quan trọng và yêu cầu nhà phát triển sửa lại. Điều này đã giúp công ty tránh việc sai lệch trong nhiều tài liệu tài chính. Tôi tin rằng vị trí công việc này có thể cho tôi cơ hội được áp dụng điểm mạnh của minh.”

#4: “Tôi hiểu về lĩnh vực công nghiệp này. Tôi có kinh nghiệm mười năm làm việc trong ngành marketing và kinh doanh. Tôi biết cách nâng cao hiệu quả marketing. Khi tôi bắt đầu làm việc ở công ty cũ, hoạt động kinh doanh đang trên đà đi xuống. Trong hai năm tôi ở đó, tổng doanh thu của họ đã tăng lần lượt là 6% và 5% từng năm.”

#5: “Tôi có khả năng viết tốt. Tôi từng viết tự do trong năm năm cho nhiều công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong bài viết của mình, tôi có thể đảm bảo cả nội dung và kỹ thuật, tôi có thể cân bằng giữa sáng tạo và phân tích.”

 

4. Ví dụ về điểm mạnh

Một số ví dụ về điểm mạnh mà bạn có thể nêu trong câu trả lời:

Sáng tạo

Linh hoạt

Trung thực

Nhiệt tình/ đam mê

Kiên nhẫn

Có kỷ luật

Sáng tạo

Có khả năng tập trung

Có khả năng định hướng

======

Join nhóm để không bỏ lỡ kiến thức hữu ích

Telegram: http://ldp.to/Big4bank

Zalo: http://ldp.to/zalobig4bank

======

+Khóa QHKH: https://www.phamdinhnguyen.org/

+Khóa GDV: https://www.phamdinhnguyen.info/

Cảm nhận khóa học: https://www.phamdinhnguyen.org/hoc-vien-dau-big4bank

Archive

Contact Form

Send