Tiết Lộ Cách Nêu Điểm Yếu Bản Thân Khi Phỏng Vấn
TIẾT LỘ CÁCH NÊU ĐIỂM YẾU BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN
Trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể đồng thời hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong một câu hỏi. Trường hợp này thường khá hiếm. Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị trước. Hãy nói về điểm yếu trước. Khi này, bạn có thể kết thúc phần trả lời của bạn bằng những ý tích cực.
1. Cách trả lời câu hỏi về điểm yếu
Hãy
giải quyết vấn đề khó hơn trước. Ai cũng có điểm yếu. Tuy nhiên, ai muốn thừa
nhận điều này? Đặc biệt là trong một cuộc phỏng vấn đầy tính cạnh tranh?
Khi
thảo luận về điểm yếu, bạn có thể nói về những điểm liên quan đến đặc điểm nhân
cách hoặc kỹ năng, tùy thuộc vào yêu cầu của vị trí mà bạn ứng tuyển. Ví dụ, nếu
bạn đang ứng tuyển vào một vị trí công việc liên quan đến quan hệ khách hàng,
hãy tập trung vào đặc điểm nhân cách. Nếu đó là một vị trí việc làm liên quan đến
kỹ thuật, điểm yếu liên quan đến kỹ năng nên được quan tâm nhiều hơn.
Tuy
nhiên, đừng nói đến những điểm yếu khiến bạn không phù hợp với vị trí đó. Ví dụ,
nếu công việc liên quan đến chăm sóc khách hàng, đừng nói rằng điểm yếu của bạn
là giao tiếp kém.
Đối
với câu hỏi này, bạn có thể trả lời theo cách: Trước hết, nêu điểm yếu đó là
gì. Tiếp đó, bạn có thể nêu thêm một bối cảnh hoặc câu chuyện liên quan. Điều
này có thể cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng của bạn trong việc tự nhận thức
về điểm yếu cũng như hướng phát triển và cải thiện điểm yếu đó. Điều quan trọng
là trong câu trả lời của bạn luôn phải có ý tích cực.
2. Ví dụ câu hỏi về điểm yếu
Nhà
tuyển dụng có thể đưa ra câu hỏi về điểm yếu dưới nhiều dạng khác nhau:
Điểm
yếu lớn nhất của bạn là gì?
Bạn
thấy phần nào của công việc này sẽ là thách thức lớn nhất đối với bạn?
Bạn
thấy việc đưa ra quyết định nào là khó khăn nhất?
Bạn
đã từng bị sếp chỉ trích điều gì?
3. Ví dụ câu trả lời về điểm yếu
Đối
với những câu hỏi dạng này, bạn có thể tham khảo một số câu trả lời sau:
#1:
“Tôi thường có xu hướng chỉ trích bản thân một cách gay gắt. Bất cứ khi nào tôi
hoàn thành một dự án nào đó, dù nhận được những nhận xét tích cực, tôi luôn cảm
thấy mình có thể làm tốt hơn nữa. Điều này thường làm tôi bị quá tải và luôn cảm
thấy không hài lòng. Trong một vài năm vừa rồi, tôi bắt đầu tự nhìn nhận thành
quả mà bản thân đã đạt được. Tôi cảm thấy tự tin hơn, đồng thời trân trọng sự cố
gắng của tập thể cũng như sự hỗ trợ của những người xung quanh.”
#2:
“Tôi thường hay cảm thấy ngại ngùng. Điều này khiến tôi gặp khó khăn khi nói
chuyện trước đám đông hoặc nêu ý kiến của bản thân. Trước đây, khi ở vị trí
lãnh đạo một nhóm ở doanh nghiệp cũ, tôi đã khiến nhóm của mình bị chậm tiến độ
và không đạt được mục tiêu. Tôi đã không tự tin đưa ra ý kiến của mình. Tôi đã
quyết định tham gia một lớp học nâng cao kỹ năng giao tiếp và tự tin trước đám
đông. Lớp học rất vui, tôi có cơ hội được thực hành trong các buổi thảo luận.
Bây giờ, trong các cuộc trò chuyện, tôi sẽ bắt chuyện với những người ít nói
hơn. Tôi đã từng như vậy. Tôi có thể hiểu được cảm giác của họ.”
#3:
“Tôi thường có thói quen trì hoãn mọi việc tới phút cuối. Tôi biết đó là một
thói quen xấu vì nó luôn khiến tôi bị căng thẳng vì deadline. Khi tôi làm ở
công ty cũ, thói quen này của tôi đã khiến cả nhóm bị căng thẳng và phải chạy
nước rút để kịp giao sản phẩm cho khách hàng. Từ đó, tôi bắt đầu thay đổi thói
quen bằng cách lên lịch trình làm việc khoa học và cụ thể. Lúc mới đầu, mọi việc
rất khó khăn. Tuy nhiên, hiện tại, tôi đã có thể từ bỏ thói quen xấu này.”
#4:
“Khi còn đi học, tôi không thích toán, không hiểu được các môn khoa học tự
nhiên. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ áp dụng những kiến thức đó vào cuộc sống.
Tuy nhiên, khi đi làm, tôi muốn làm việc với số liệu nhiều hơn. Tôi bắt đầu
đăng ký tham gia các khóa học phân tích, tư duy. Thực sự mà nói, học toán rất
căng thẳng và khó khăn. Nhưng việc học kết hợp với thực hành trong công việc giúp
tôi tiến bộ hơn rất nhiều.”
4. Ví dụ về điểm yếu
Hãy
trung thực khi nói về điểm yếu của bạn. Bạn nên chọn những điểm yếu không liên
quan đến những phẩm chất và kỹ năng thiết yếu cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
Thiếu
tính tổ chức, sắp xếp
Quá
nhạy cảm
Hay
tự chỉ trích bản thân
Thiếu
kinh nghiệm thực hành các kỹ năng (các kỹ năng này không phải các kỹ năng thiết
yếu)
Không
tự tin trước đám đông
Thiếu
tập trung
Thực
hiện quá nhiều việc cùng một lúc
Kỹ
năng phân công nhiệm vụ không tốt
======
Join nhóm để không bỏ lỡ kiến thức hữu ích
Telegram: http://ldp.to/Big4bank
Zalo: http://ldp.to/zalobig4bank
======
+Khóa QHKH: https://www.phamdinhnguyen.org/
+Khóa GDV: https://www.phamdinhnguyen.info/
Cảm nhận khóa học: https://www.phamdinhnguyen.org/hoc-vien-dau-big4bank