Top Câu Hỏi Phỏng Vấn Giao Dịch Viên Thường Gặp

Top Câu Hỏi Phỏng Vấn Giao Dịch Viên Thường Gặp

TOP CÂU HỎI PHỎNG VẤN GIAO DỊCH VIÊN THƯỜNG GẶP

Top Câu Hỏi Phỏng Vấn Giao Dịch Viên Thường Gặp

Top những câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên thường gặp dưới đây sẽ giúp bạn trang bị các “vũ khí” để ứng biến tốt các câu hỏi khi Phỏng vấn


Theo bạn, giao dịch viên ngân hàng là gì?

Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra kiến thức nền tảng nhất của bạn về công việc này, xem bạn đã thực sự hiểu rõ mình sẽ phải làm gì nếu có được vị trí giao dịch viên ngân hàng hay chưa.

Với câu hỏi trên, đừng trả lời dài dòng lan man, mà hãy đi thẳng vào vấn đề họ thắc mắc. Bạn có thể trả lời như sau:

“Theo em được biết, giao dịch viên là những người làm ở bộ phận dịch vụ khách hàng, có nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu mà khách hàng đưa ra, ví dụ như rút tiền, chuyển tiền, lập tài khoản…. Đồng thời, giải đáp tất cả các thắc mắc của khách hàng trong quá trình làm việc.”

 

Tại sao bạn muốn trở thành giao dịch viên ngân hàng?

Khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này, họ đang muốn tìm hiểu các sở thích, năng lực cá nhân của bạn, xác định xem liệu bạn có ứng tuyển vào vị trí này thực sự vì đam mê hay không.

Bởi nếu bạn có những tố chất phù hợp với ngành nghề, công việc thường sẽ suôn sẻ hơn và thời gian gắn bó với công ty cũng lâu hơn.

 Gợi ý cách trả lời dành cho bạn:

 “Bản thân em là một người rất thích giao tiếp và có khả năng xử lý nhanh nhạy các tình huống bất ngờ. Ngoài ra, em cũng đã có bằng Đại học chuyên ngành tài chính – ngân hàng tại Học viện tài chính. Do đó, em thấy thích và nghĩ bản thân khá phù hợp với công việc này.”

 

Giao dịch viên ngân hàng làm công việc gì?

Để trở thành một giao dịch viên giỏi, bạn phải biết công việc này cần phải làm gì mỗi ngày. Câu hỏi trên giúp nhà tuyển dụng kiểm tra xem liệu bạn đã tìm hiểu kỹ về ngành nghề này hay chưa.

 Hãy trả lời một cách ngắn gọn và súc tích, ví dụ như:

“Nhiệm vụ hàng ngày của một giao dịch viên bao gồm tư vấn và giải đáp các thắc mắc, thực hiện hạch toán, như rút tiền, chuyển tiền, mở thẻ, mở tài khoản… Đồng thời, đảm bảo tính an toàn cho kho quỹ của ngân hàng, giữ hình ảnh đẹp của công ty khi thực hiện các yêu cầu của khách.”

 

Tố chất quan trọng cần có của giao dịch viên là gì?

Điều quan trọng nhất khi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng là lựa chọn được những người có tố chất phù hợp với ngành nghề.

Do đó, câu hỏi này sẽ được đưa ra để vừa xem xét mức độ phù hợp của bạn với công việc, vừa kiểm tra xem liệu bạn đã tìm hiểu kỹ về công việc giao dịch viên này hay chưa.

 Bạn có thể trả lời câu hỏi này như sau:

“Theo em, hai tố chất quan trọng hàng đầu của một giao dịch viên chính là nhạy bén và kiên nhẫn. Bởi chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, do đó biết xử lý nhanh, tránh hậu quả về sau là một điều vô cùng cần thiết.

Ngoài ra, đối với khách hàng, thái độ kiên nhẫn, niềm nở, giải đáp mọi thắc mắc được đưa ra một cách tận tình sẽ giữ được thiện cảm, từ đó giúp hình ảnh của ngân hàng trở nên đẹp hơn.”

 

Bạn biết những gì về ngân hàng chúng tôi?

Câu hỏi này cũng có thể được thêm vào, để kiểm tra xem liệu bạn đã tìm hiểu trước về ngân hàng mà minh ứng tuyển hay không.

Một ứng viên có đầy đủ kiến thức cần biết về công ty sẽ được ưa chuộng hơn, bởi họ không chỉ thể hiện được sự nhiệt huyết, mà còn cho nhà tuyển dụng thấy được niềm yêu thích đối với ngân hàng mà mình lựa chọn.

Với câu hỏi này, bạn hãy đưa ra một số thông tin cơ bản như ngày thành lập, tên ngân hàng, các đặc điểm cơ bản và một số thành tựu đang có hiện nay.

Ngoài ra, có thể kể thêm một số văn hóa làm việc, cũng như thông tin về nhân sự của ngân hàng.

 

Câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng về thông tin cá nhân

Bên cạnh những câu hỏi chung thì các câu hỏi cá nhân cũng sẽ được đưa ra bởi nhà tuyển dụng.

Khi đi phỏng vấn, không chỉ bạn tìm hiểu về công ty mình ứng tuyển, mà chính họ cũng muốn biết các thông tin về bạn, để xem liệu bạn có thực sự phù hợp để hợp tác trong thời gian dài hay không.

 

Giới thiệu sơ lược thông tin về bạn?

Giới thiệu về bản thân luôn là một trong những câu hỏi mở đầu buổi phỏng vấn, vừa để nhà tuyển dụng biết được những thông tin cơ bản, vừa để dễ trò chuyện vừa để khởi đầu cho những câu hỏi tiếp theo.

Hãy trả lời bằng phong thái tự tin, dõng dạc để lấy được thiện cảm ngay từ những giây phút đầu tiên nhé.

Đối với câu hỏi này, hãy nói sơ qua một chút về thông tin cá nhân như tên, tuổi… để họ biết cách xưng hô như thế nào cho thuận tiện. Sau đó, giới thiệu thêm các thông tin về bằng cấp, trường học hay các khóa đào tạo mình đã trải qua.

Hãy tập trung nói đến những kỹ năng cần thiết nhất của một giao dịch viên ngân hàng mà mình đang có. Bởi đây chính là yếu tố quan trọng nhất mà người tuyển dụng quan tâm khi đặt ra câu hỏi này.

 

Bạn đã có gia đình chưa?

Một trong những câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng tiếp theo cũng rất được quan tâm, chính là tình trạng hôn nhân của bạn.

Các ngân hàng thường ưu tiên hơn những nhân viên chưa lập gia đình, bởi họ chưa gặp ràng buộc về hôn nhân, cũng như thường sẽ không có ý định sinh con trong 2 năm tới.

Đối với câu hỏi này, nếu bạn chưa có gia đình thì hãy trả lời một cách thật lòng, đồng thời khẳng định chưa có nhu cầu kết hôn trong thời gian ít nhất 2-3 năm nữa.

Còn nếu bạn đã có gia đình rồi, cũng hãy nói thật và đừng giấu diếm. Bù lại, thể hiện tốt hơn năng lực của mình, cũng như khẳng định chắc chắn mình đang tập trung cho sự nghiệp, chưa có ý định mang thai hay có con trong vòng 2-3 năm nữa.

 

Điểm mạnh của bạn là gì và lý do chúng tôi nên chọn bạn?

Các ưu điểm và nhược điểm của bạn hầu như đã có đầy đủ trong CV. Tuy nhiên, câu hỏi này rất được ưa chuộng trong buổi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng.

Họ muốn chắc chắn rằng liệu bạn có thật sự tự tin về những ưu điểm của mình hay không.

Hãy trả lời rành mạch, dõng dạc, tuy nhiên đừng nhắc lại tất cả những gì đã ghi trong CV.

Bạn có thể phát triển thêm những điểm mạnh của mình, hoặc đặt chúng vào các tình huống cụ thể, để ban tuyển dụng thấy được năng lực của bạn phù hợp với công việc này ra sao.

  

Kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng về nghiệp vụ

Để trở thành một giao dịch viên ngân hàng, bạn phải có kiến thức nền tảng ở các lĩnh vực liên quan đến công việc của mình. Do đó, các câu hỏi nghiệp vụ rất được nhiều nhà tuyển dụng quan tâm và chú trọng.

 Dưới đây chúng mình sẽ một số kinh nghiệm cụ thể mà bạn có thể tham khảo trước khi đi phỏng vấn:

Bạn biết gì về hoạt động Tài chính – Ngân hàng trong năm qua?

Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định được liệu bạn có đang quan tâm đến các vấn đề kinh tế, tài chính nổi cộm trong năm vừa qua hay không.

Điều này vô cùng quan trọng, vì nó đóng vai trò mấu chốt trong việc quản lý công việc cũng như tư vấn khách hàng sao cho hợp lý.

Với câu hỏi trên, hãy áp dụng ngay câu nói “Cái gì không biết thì tra Google”. Bạn chỉ cần gõ từ khóa “Các hoạt động tài chính-ngân hàng năm….” ngay lập tức sẽ có một list các sự kiện nổi cộm trong năm cho bạn tham khảo.

 

Để thu hút khách hàng của đối thủ sang khách hàng mình, bạn sẽ làm gì?

Có thể nói, đây chính là một trong những câu hỏi khó nhưng thường xuyên được đưa ra trong buổi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng.

Ban tuyển dụng muốn kiểm tra sự linh hoạt, nhạy bén cũng như khả năng xây dựng chiến lược tư vấn của bạn trong khi làm việc.

 Bạn có thể tham khảo cách trả lời như sau:

“Theo em, để thu hút được khách hàng từ phía đối thủ, mình phải thể hiện được ưu thế của mình, đồng thời nêu ra các khuyết điểm trong cách làm việc và dịch vụ của ngân hàng đối thủ.

Đồng thời, kích thích sự tò mò ở khách hàng bằng một số các dịch vụ hoàn toàn mới của chúng ta. Tuy nhiên, không nêu ra tất cả mà chỉ những điều thu hút nhất để khách hàng tự tìm đến với dịch vụ của mình.”

 

Bạn sẽ ứng xử thế nào khi có khách hàng nổi giận với bạn?

Trong khi làm việc trực tiếp, việc xảy ra các tình huống bất ngờ là không thể nào tránh khỏi.

Sẽ có những lúc khách hàng đột nhiên nổi giận với bạn, làm ảnh hưởng đến công việc và hình ảnh của ngân hàng nói chung. Vậy, bạn sẽ làm gì trong tình huống trên?

Để trả lời câu hỏi này, hãy xoáy sâu vào tính kiên nhẫn và sự nhạy bén. Bạn có thể trả lời theo cách sau đây: “Đầu tiên, để không ảnh hưởng đến công việc cũng như các khách hàng khác, em sẽ mời họ vào phòng riêng.

Sau đó, để họ trình bày điều khiến họ khó chịu, cũng như các thắc mắc còn tồn đọng trong quá trình làm việc chung. Từ đó, em sẽ ghi nhận và diễn giải cho họ hiểu nếu lỗi sai nằm ở phía khách hàng.

Còn nếu người sai là em, em sẽ thể hiện sự hối lỗi, và đưa ra các ưu đãi dành riêng cho họ trong những lần làm việc tiếp theo.”

 

Câu hỏi tình huống giao dịch viên ngân hàng

Giao dịch viên ngân hàng là ngành nghề có sự tiếp xúc thường xuyên với mọi người. Do đó, các tình huống bất ngờ rất dễ xảy ra.

Ban tuyển dụng trong buổi phỏng vấn sẽ đưa ra một số tình huống như thế này, để xem cách bạn giải quyết liệu đã phù hợp với chuẩn mực hay chưa:

 

Khách hàng phàn nàn về thái độ và cách làm việc của giao dịch viên

Đối với câu hỏi này, bạn cần thể hiện được sự nhạy bén trong xử lý tình huống để giữ được khách hàng ở lại.

Bạn có thể trả lời như sau: “Đầu tiên, em sẽ kiểm tra xem khách làm giao dịch gì, với ai và vào thời điểm nào trong ngày.

Sau đó, em sẽ nhận lỗi sai về mình trước, cam đoan không có chuyện như vậy lặp lại lần thứ 2, đồng thời cung cấp cho họ một số ưu đãi nội bộ ngân hàng.

Nếu khách cũng có điểm chưa đúng, em sẽ tận tình chỉ lại cho họ các thông tin liên quan đến quy trình, giao dịch để họ có thể hiểu.”

 

Khách hàng đòi bồi thường vì cho rằng không nhận đủ tiền

Câu hỏi này sẽ kiểm tra cách xử trí của bạn, vừa làm hài lòng khách hàng, vừa giữ được hình ảnh đẹp của công ty. Đừng vội đổ lỗi hay giải thích bất cứ điều gì.

Điều bạn cần làm là xin thông tin cá nhân, thời gian và loại hình giao dịch để kiểm tra lại. Điều này sẽ giúp khách hàng nhận thấy được sự quan tâm từ bạn và bớt giận về vấn đề đã xảy ra.

Sau đó, nếu kiểm tra thấy lỗi từ ngân hàng, hãy xin lỗi họ, bồi thường đủ tiền và có ưu đãi đặc biệt vào lần tiếp theo làm việc. Còn nếu lỗi thuộc về đối phương, hãy giải thích tận tình, kiên nhẫn để họ có thể hiểu.

 

Cách xử lý việc bị từ chối dù bạn thuyết phục khách hàng nhiều lần

Để thuyết phục được khách hàng sử dụng dịch vụ bên mình, bạn không chỉ cần sự nhạy bén mà còn phải thật khéo léo trong cuộc nói chuyện. Hãy trả lời như sau nếu gặp câu hỏi này:

“Trước hết, em sẽ không phản bác ngay lại ý kiến của khách hàng mà ngầm chấp nhận nó. Điều này sẽ tạo ra sự gắn kết giữa khách hàng với giao dịch viên.

 Từ đó, em sẽ tìm hiểu thêm những thông tin liên quan, để có thể trò chuyện nhiều hơn và thuyết phục khách sử dụng dịch vụ của mình.”

 

Làm sao để giữ chân khách VIP đang muốn chuyển tiền sang ngân hàng khác lãi suất cao hơn?

Khách VIP – một nhân tố vô cùng quan trọng trong mỗi ngân hàng. Do vậy, những câu hỏi như trên cũng sẽ được đưa ra để kiểm tra cách xử lý nhạy bén của bạn trong nhiều tình huống thực tế.

Với câu hỏi này, hãy lựa chọn cách trả lời như sau:

“Em sẽ đề cập đến những rủi ro khi rút một số tiền quá lớn để chuyển sang ngân hàng khác. Đồng thời, nêu ra những ưu đãi đặc biệt mà khách VIP đang nhận được, cần phải cao hơn ngân hàng đối thủ để khách nhận ra và lựa chọn dịch vụ của mình.”

======

Join nhóm để không bỏ lỡ kiến thức hữu ích

Telegram: http://ldp.to/Big4bank

Zalo: http://ldp.to/zalobig4bank

======

+Khóa QHKH: https://www.phamdinhnguyen.org/

+Khóa GDV: https://www.phamdinhnguyen.info/

Cảm nhận khóa học: https://www.phamdinhnguyen.org/hoc-vien-dau-big4bank


Archive

Contact Form

Send