3 Cuộc Đua Nóng Nhất Ngành Ngân Hàng Việt Nam

3 Cuộc Đua Nóng Nhất Ngành Ngân Hàng Việt Nam

3 CUỘC ĐUA NÓNG NHẤT NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM

3 Cuộc Đua Nóng Nhất Ngành Ngân Hàng Việt Nam

Lĩnh vực ngân hàng trong năm 2019 tiếp tục chứng kiến những cuộc chạy đua nước rút, không chỉ là tăng vốn, hút dòng tiền nước ngoài mà còn cả cuộc đua về đáp ứng chuẩn quốc tế và cuộc đua không có điểm cuối về công nghệ.
Sau một thập kỷ u ám, trong năm 2019, hàng loạt ngân hàng ghi nhận sự phát triển bùng nổ với dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào mạnh mẽ.

Thương vụ bán vốn trị giá gần 900 triệu USD cho nhà đầu tư nước ngoài của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (BID) là một kỷ lục. Trong tháng 11/2019, BIDV hoàn tất chào bán 603 triệu cổ phiếu BID (tương đương 15% vốn) cho KEB Hana Bank của Hàn Quốc với giá 33.640 đồng/cp, thu về hơn 20,2 ngàn tỷ đồng (khoảng 870 tỷ USD) sau 2 năm đàm phán. Đây là thương vụ giá trị lớn nhất trong năm 2019. Vốn điều lệ sau phát hành của nhà băng này nâng lên 40.220 tỷ đồng, lớn nhất hệ thống.

Đây cũng là thương vụ lớn nhất của một ngân hàng Hàn Quốc vào ngành ngân hàng Việt Nam, là bước tiếp nối dòng vốn ngoại đổ vào các ngân hàng Việt trong khoảng 2 năm gần đây sau gần một thập kỷ hệ thống ngân hàng vật lộn với khó khăn, xử lý nợ xấu.

Trước đó, nhiều ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank,... đã bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài. Một số ngân hàng khác cũng đang có kế hoạch tìm kiếm các đối tác ngoại cho sự phát triển của mình.

Gần đây, không chỉ các ngân hàng Hàn Quốc và các ngân hàng từ nhiều nước khác cũng đang chạy đua để mở rộng sự hiện diện của họ tại Việt Nam, đặt cược vào tiềm năng tăng trưởng của đất nước mới nổi khi Việt Nam có ý định nới lỏng các giới hạn sở hữu nước ngoài.

Ngân hàng Shinhan thuộc Tập đoàn tài chính Shinhan của Hàn Quốc gần đây đã vượt qua HSBC để trở thành ngân hàng nước ngoài số 1 tại Việt Nam với khối lượng tài sản 3,3 tỷ USD. Ngân hàng này chính là người đã mua đơn vị bán lẻ tại Việt Nam của ANZ vào năm 2017.

Không chỉ hút vốn ngoại, các ngân hàng cũng đẩy mạnh tăng vốn từ các nguồn khác cho một cuộc đua khác: đạt chuẩn Basel II, một điều kiện bắt buộc theo yêu cầu của NHNN và là tiền đề cho sự vươn ra quốc tế.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) của ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) trong những ngày cuối năm được chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 12 ngàn tỷ lên 15 ngàn tỷ đồng qua hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

SeABank cũng phát hành thêm 168 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ lên gần 9,4 ngàn tỷ đồng. Hồi tháng 7, ABBank của đại gia Vũ Văn Tiền đã hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 5.700 tỷ đồng

Nhóm các  NHTM có nguồn gốc Nhà nước, gồm Agribank, BIDV, Vietcombank,Vietinbank cũng đã đề nghị dành lợi nhuận để quyết nhu cầu cấp thiết về tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này.

Hồi đầu năm, Vietcombank cũng đã nâng vốn điều lệ thêm hơn 1,1 ngàn tỷ đồng lên hơn 37 ngàn tỷ đồng để không bị tụt lại đằng sau trong cuộc đua với các ngân hàng khác, trong đó có sự nổi lên của các ngân hàng tư nhân. Đây là kết quả của việc NHNN cho Mizuho của Nhật mua cổ phần để đảm bảo duy trì tỷ lệ sở hữu 15% vốn điều lệ và GIC của Singapore mua 2,55% cổ phần VCB hồi cuối 2018.

Với sự mở rộng vốn nhanh chóng, trong năm 2019 đã có 18 ngân hàng đạt chuẩn Basel II, gồm 16 ngân hàng nội, với những cái tên như: VCB, VIB, OCB, ACB, VPB, MBB, TCB, Maritime Bank, HDB, TPB, SEA, VietCapitalBank, VietBank, LVPB, NAB, BIDV và 2 ngân hàng ngoại Shinhan Việt Nam và Standard Chartered Việt Nam.

Một cuộc đua cũng rất dữ dội là xu hướng ứng dụng công nghệ vào trong ngân hàng, như các ứng dụng di động, thanh khoản không dùng tiền mặt, hợp tác với các fintech (MoMo, ZaloPay, Payoo, SenPay,... ), cho vay ngang hàng P2P lending, chuyển đổi thẻ chíp...
Nguồn: Vietnamnet

Archive

Contact Form

Send