Mua Bảo Hiểm Cho Hàng Hóa Nhập Khẩu - Chìa Khóa Đảm Bảo Cho Sự An Toàn
Đối với các
lô hàng nhập khẩu theo hợp đồng ngoại thương ký kết với điều kiện giao hàng
chưa bao gồm phí bảo hiểm như CFR, FOB, CPT, người nhập khẩu phải chịu mọi rủi
ro đối với quá trình vận chuyển hàng hóa. Vậy khi xem xét phê duyệt phát hành
thư tín dụng (LC) để phục vụ các giao dịch nhập khẩu này - đặc biệt là giao dịch
sử dung vốn vay NH, với vai trò là ngân hàng phát hành, NH cần lưu ý những vấn
đề gì liên quan đến việc mua bảo hiểm của khách hàng để đảm bảo sự an toàn
trong quá trình thực hiện?
RỦI
RO PHÁT SINH LIÊN QUAN TỪ VẤN ĐỀ MUA BẢO HIỂM
Theo thông lệ và tập quán quốc tế, ngân hàng thực hiện giao dịch
trên cơ sở chứng từ mà không liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà chứng từ đó đề
cập tới. Cụ thể, khi NH phát hành L/C, NH có nghĩa vụ phải thanh toán đúng cam
kết cho người thụ hưởng khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện, điều
khoản L/C, kể cả khi hàng hóa phát sinh các vấn đề như tổn thất, mất mát, hư hỏng...
Vì vậy, sẽ thực sự rủi ro cho NH nếu khách hàng (người nhập khẩu) không mua bảo
hiểm cho hàng hóa và tổn thất xảy ra thực sự với hàng hóa, bởi khi đó khách
hàng không có nguồn bồi thường, bù đắp các thiệt hại phát sinh. Việc đảm bảo khả
năng trả nợ đối với các khoản vay NH của khách hàng do đó cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Cũng liên quan đến vấn đề mua bảo hiểm của nhà nhập khẩu, phải kể
đến tình trạng thanh toán phí bảo hiểm của các hợp đổng bảo hiểm. Theo quy định
của nhiều công ty bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm chỉ có giá trị đòi bồi thường tổn
thất nếu người mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm đúng hạn. Tuy nhiên, qua quá
trình thực hiện giao dịch TTTM; một số ngân hàng chưa theo dõi, giám sát chặt
chẽ tình hình đóng phí bảo hiểm của khách hàng để đảm bảo hợp đồng bảo hiểm có
hiệu lực.
Ngoài ra, một trong những tình huống dẫn đến rủi ro khác là bên cạnh
các khách hàng lựa chọn mua bảo hiểm của các công ty bảo hiểm lớn như BIC, Bảo
Việt,... vẫn có một số trường hợp khách hàng lựa chọn mua bảo hiểm từ các công
ty chưa đảm bảo về uy tín, năng lực, dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn không
đòi bồi thường được khi tổn thất xảy ra.
Cụ thể, thời gian qua đã phát sinh trường hợp khách hàng thực hiện
giao dịch nhập khẩu và mua bảo hiểm tại một công ty bảo hiểm mới được thành lập.
Tàu chở lô hàng trên gặp tai nạn và bị đắm dẫn đến toàn bộ lô hàng bị tổn thất.
Tuy nhiên, hiện nay khách hàng vẫn đang gặp vướng mắc trong việc đòi bồi thường
từ công ty bảo hiểm do phía công ty bảo hiểm có những yêu cầu cung cấp giấy tờ
chưa thực sự hợp lý. Trong khi đó, khi đến hạn, khách hàng và NH vẫn phải thực
hiện thanh toán cho ngân hàng nước ngoài.
GHI NHỚ: Cần
lưu ý một số nội dung sau đối với các giao dịch có điều khoản giá nhập khẩu
chưa bao gồm phí bảo hiểm:
ü Đề nghị
khách hàng mua bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu; Theo dõi tình trạng thanh toán
phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực.
ü Khuyến nghị
khách hàng lựa chọn công ty bảo hiểm uy tín để đảm bảo khả năng được bồi thường
ü Ngoài ra,
trong trường hợp nhập khẩu theo giá đã bao gồm bảo hiểm (như CIF, CIP,...), nên
khuyến nghị nhà NK yêu cầu nhà XK mua bảo hiểm tại các Công ty bảo hiểm có uy
tín để đảm bảo an toàn cho giao dịch.