Cách Vượt Qua Giai Đoạn Học Việc Và Thử Việc Trong Ngân Hàng
CÁCH VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN HỌC VIỆC VÀ THỬ VIỆC TRONG NGÂN HÀNG
I: Thế nào là “Thử Việc” và “Học Việc”
- Thử việc là khái niệm mà chắc ai cũng sẽ trãi qua,
thông thường bạn sẽ có 2-3 tháng thử việc với mức lương tuỳ thuộc vào bank. Sau
thời gian này xét vào những gì bạn làm được, khi ấy lãnh đạo sẽ quyết định có
chọn bạn hay là không.
- Học việc: đây là khái niệm khá rộng và khác nhau ở mỗi bank,
có bank thì sẽ tuyển dạng học việc không lương để cho bạn lấy kinh nghiệm cũng
như làm quen với môi trường làm việc ở bank. Cũng sẽ có trường hợp sau 2 tháng
thử việc bạn đã có cố gắng nhưng thành tích của bạn chưa thật sự tốt, lúc đó
lãnh đạo sẽ cân nhắc cho bạn thêm 1-2 tháng để học việc thêm, tạo cho bạn cơ
hội để có thể gắn bó với bank. Tuỳ thuộc vào bank mà bạn sẽ có hoặc không có
lương trong giai đoạn này, tuy nhiên cái bạn nhận được chắc chắn sẽ là kinh
nghiệm và kỉ niệm Vậy nên các bạn mới ra trường nên trân trọng cơ hội được học
việc để có những trãi nghiệm thực tế nhân của một nhân viên ngân hàng.
II: Thử Việc và Học Việc gồm những công
việc gì?
Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều người rất quan tâm và thực tế của học việc và
thử việc ở nhiều nơi hoàn toàn khác nhau. Thử việc hay học việc không có nghĩa
là bạn sẽ hoàn toàn được làm tất cả những công việc như một nhân viên chính
thức. Đôi khi bạn sẽ trãi qua những công việc không được học ở trường. Vậy nên
đừng tỏ ra quá bở ngỡ.
Dưới đây mình sẽ liệt kê một số công việc mà
bản thân đã được trãi nghiệm cũng như đã tìm hiểu thêm về một số bank:
- Hằng ngày đóng và mở cửa: đây là một công
việc khiến nhiều bạn khá là bỡ ngỡ bởi không biết Sếp có nhầm không, mình apply
“Tín Dụng”,”Giao Dịch Viên”…. chứ đâu phải lễ tân hay bảo vệ? Tuy nhiên các bạn
nên nhớ rằng sẽ có nhiều nơi (cụ thể mình từng thử việc ở Vietcombank và BIDV)
đều sẽ bắt đầu từ mở cửa và chào khách. Sau này khi vào chính thức rồi Sếp mới
nói đó là một hình thức thử thách sự kiên nhẫn, vậy nên nếu có được thử mở cửa
đón khách,hãy vui vẻ làm!
- Đọc công văn và vài giấy tờ liên quan: phần lớn các bank sẽ có cái khoản này, nhiều ít tuỳ thuộc, trong đó
có cả công văn và một số giới thiệu sản phẩm của bank mình. Nếu như Sếp cho
đống công văn giấy tờ bảo đọc, kể cả những cái luật mà mình đã biết qua,đã học
hay đã tìm hiểu khi thi, thì chúng ta vẫn nên ngồi và đọc. Bởi sẽ có lúc sếp
vào hỏi bất ngờ là đọc đến đâu rồi, thấy sản phẩm A-B-C như thế nào. Nếu bạn lơ
là không đọc, bỏ qua thì khả năng sẽ mất điểm ở việc này.
- Làm việc vặt như là bơm mực vào mộc, pha trà rót nước, photo
chứng minh nhân dân, đi kí giấy tờ hồ sơ phụ các anh chị trong phòng: mục này
có nhiều bạn hay thắc mắc rằng tại sao em học ngân hàng chứ có học văn thư đâu
hay em có học sai vặt đâu mà bắt em làm. Thực tế là sau này khi làm chính thức
thì đây là những việc làm mà bạn sẽ được trãi nghiệm và tự làm, không có ai
giúp bạn photo hay bơm mực…. Vậy nên hãy xem như đây là cơ hội làm quen máy móc
và thiết bị của văn phòng trước.
- Học đếm tiền, bó tiền, xếp tiền: Ở
BIDV và MB mình từng được học cái này trong 3 ngày, ngày nào cũng lên kho ôm
đống tiền lẻ để đếm đếm, cột cột. Sau này Sếp nói cho làm quen mốt máy đếm hư
thì đếm tay.
- Tư vấn cho khách hàng: một số bank khi bạn vào
sẽ được giao một vài số điện thoại để tư vấn cho khách hàng về các dịch vụ như
giới thiệu sản phẩm hoặc giới thiệu mở thẻ tín dụng, riêng BIDV khi thử việc
mình còn được giao số khách hàng đã gửi tiết kiệm cũ, giới thiệu lãi suất mới,
ưu đãi mới và thuyết phục khách quay lại gửi. Đây là một công việc mình xin lưu
ý cho các bạn là các bạn hãy CHÚ Ý LÀM TỐT VÀ NGHIÊM TÚC. Tại
sao mình lại nói như thế là DO: mình từng được giao cho nhiệm vụ
sau khi đọc công văn và vài sản phẩm của bank, thì được cấp một vài số điện
thoại để gọi và tư vấn về bảo hiểm cũng như mở thẻ, TRONG SỐ KHÁCH HÀNG
ĐƯỢC GIAO CÓ MỘT NGƯỜI LÀ SẾP TRONG PHÒNG. Khi mình gọi bị hỏi rất sâu
và kĩ về các ưu điểm của sản phẩm và dịch vụ bên mình, bắt bẽ các thứ… Sau này
khi đãi mọi người đi ăn vì được nhận chính thức thì sếp mới nói đó là một trong
những cách test đối với nhân viên thử việc.
- Đánh máy báo cáo: đây là việc làm nhẹ nhàng nhất, ngồi một góc
đánh máy lại các văn bản báo cáo in ra và đóng cuốn nộp. Bản Chất của công việc
này là test chất lượng làm việc của bạn, hoàn thành trong bao lâu và cách sắp
xếp đóng bìa ra sao.
- Làm quen công việc của nhân viên ngân
hàng, đúng vào vị trí đã apply: Trong
thời gian thử việc, học việc bạn sẽ được làm quen công việc mà mình sẽ được đảm
nhận, thường nhanh thì sẽ tầm 2 tuần được bắt đầu, chậm thì có thể cả tháng.
Tuy nhiên lúc này chúng ta sẽ được người hướng dẫn giao cho các việc như:
Đối với Tín Dụng: bạn sẽ được đọc mail, xem hồ sơ khách hàng, check CIC, đi thẩm định,
làm bảo lãnh dự thầu, làm tờ trình, soạn hồ sơ…. Giai đoạn này mình lưu ý với
các bạn là hãy phát huy tốt khả năng hỏi của bản thân, đừng tự ý làm mọi thứ
nếu không chắc chắn hoặc là làm theo quán tính. Khi đọc hồ sơ hay làm hồ sơ,
nên tranh thủ cơ hội bắt chuyện hỏi thăm về tiêu chí đánh giá khách hàng hay
duyệt hồ sơ của sếp để làm đúng nhất.
Đối với giao dịch viên: Bạn sẽ được ngồi cùng quầy với người hướng dẫn và thực hiện các giao
dịch như một giao dịch viên thật sự, kinh nghiệm cho các bạn là nếu một ngày
đẹp trời lên làm và được thông báo rằng "hôm nay em ngồi vào
quầy nhé" thì hãy mở lời: "chị làm giúp em
1-2 giao dịch để em học theo nhé". Nhớ quan sát kĩ và hãy bắt
đầu. Câu thần chú là luôn hỏi nếu đắn đo do dự không biết làm gì, chứ đừng để
làm lụi và sai.
- Được giao chỉ tiêu huy động vốn: thật ra ở giai đoạn này chỉ tiêu huy động thử việc ở nhiều bank cũng
thấp, tiêu chí đánh giá của Sếp sẽ là bạn có biết cố gắng hay không,
hay bạn sẽ chết đuối không biết làm gì khi được giao chỉ tiêu. Đó là lý do có
nhiều bạn chỉ hoàn thành 1/2-2/3 chỉ tiêu vẫn được nhận (Trước đây mình thử
việc ở Vietcombank chỉ tiêu huy động cho vị trí tín dụng cá nhân là 2.5 tỉ
trong 2 tháng thử việc, mình huy động được 1.5 tỉ và mình vẫn được nhận chính
thức sau thử việc). Kinh nghiệm để huy động,đầu tiên sẽ là mối quan hệ thân
thiết, nhờ vã người thân lên gửi dùm con để được hoàn thành thử việc. Sau đó sẽ
là bạn bè, đặc biệt những bạn làm bank khác để nhận sự trợ giúp. Ngoài ra hãy
khôn khéo hỏi thăm các anh chị trong phòng, sau đó hãy thân thiết hơn để xin
các anh chị giúp đỡ em. Ngoài ra sẽ ngỏ lời với những khách hàng được tiếp xúc,
cứ niềm nở tư vấn giới thiệu về bank, biết đâu ăn may. và Sếp cũng sẽ nhìn vào
nổ lực đó mà đánh giá….
III: VÀI KINH NGHIỆM LÀM QUEN CHỐN CÔNG SỞ
VÀ THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG MỚI CŨNG NHƯ THÂN THIẾT ĐỒNG NGHIỆP
- Mặc gì ngày đầu đi làm: Ngoại hình là điều đàu tiên
gây thiện cảm với người đối diện,mà đẹp nhất thì vẫn là sơmi trắng. Đối
với các bạn nữ mình khuyên nên mặc chân váy đen hoặc sẫm màu, sơmi
trắng tay dài, ĐỪNG MẶC NỘI Y MÀU (phòng mình đã từng có một em
thử việc gây ác cảm ngay lần đầu ra mắt vì lý do mặc sơmi trắng-nội y đen),
có những cái rất nhỏ nhưng lại gây sự chú ý không tốt.
Thứ 2 là không nên đi cao gót quá 5
phân và gót nhọn. Lý do sẽ gây ra tiếng lộc cộc khi di chuyển và khi được
nhờ gì đó sẽ di chuyển chậm, gây khó chịu cho đồng nghiệp. Nên make up nhẹ, tóc
búi lên gọn hoặc cột nữa đầu tránh để quá loà xoà, NÊN XỊT NƯỚC HOA MÙI
NHẸ, vì phòng máy lạnh nên nếu quá mùi sẽ gây phản ứng không tốt.
Đối với nam nên sơmi trắng quần tây, tóc tai vuốt vuốt,
đẹp trai gọn gàng mới thiện cảm nhé.
- Ngày đầu nên làm gì?: ĐẾN SƠM, đây là điều quan trọng đầu
tiên chúng ta nên chú ý, nhớ là đi đúng giờ hoặc sớm hơn. Khi được sếp giới
thiệu với mọi người,hãy nhớ bắt cơ hội và có một câu chào thật thân thiện, như; Em
xin chào tất cả mọi người,em tên là…năm nay em…tuổi, em mới nhận thử việc, còn
ít kinh nghiệm và nhiều sai sót, rất mong được các anh chị giúp đỡ hướng dẫn
cho em thêm,em cảm ơn!
Đừng chỉ gật đầu chào mọi người thôi, một câu
chào đôi khi sẽ gây được nhiều thiện cảm hơn.
- Chủ động kiếm việc làm:
+ Nếu như bạn không được giao quá nhiều việc, đừng để mình rãnh rỗi, chủ
động hỏi mọi người rằng có cần em giúp gì không ạ, sắp xếp các tờ rơi
gọn gàng, gom gọn giấy tờ….
+ Nếu đồng nghiệp về muộn, hãy nên ở lại và hỏi xem họ cần giúp không, chủ động
ăn trưa với mọi người, xin số điện thoại về thêm zalo để tâm sự hỏi han thêm.
Tuyệt đối để chế độ rung khi đi làm, không cài nhạc chuông là các bài hát mà la
làng lên, dễ khiến không khí văn phòng giật mình. Không bấm điện thoại quá
nhiều và không chụp hình làm việc, vì camera có thể bắt được những khoảnh khắc
ấy lọt vào mắt sếp nhé.
+ Chủ động xin tham gia các hoạt động ngoài giờ làm việc hoặc thứ 7-chủ
nhật, thể hiện là người chăm chỉ chứ đừng đợi được sai. Thái độ niềm nở thân
thiện và biết lắng nghe sẽ giúp bạn có cảm tình hơn với mọi người,và sẽ hoàn
thành thử việc tốt hơn.
- Cuối cùng: hi vọng bản thân sẽ có một phần may mắn cho
kì thử việc suôn sẽ, kết thúc thử việc dù chưa biết kết quả nhận hay không thì
cũng nhớ mở một tiệc chia tay nho nhỏ như trà sữa, bánh trái… đồng nghiệp mà
mến biết đâu Sếp lại thương!
Trên đây là những kinh nghiệm mình có được sau hơn 3 năm làm ở bank, trãi qua các công việc Tín dụng cá nhân-Giao Dịch Viên-Tín dụng Doanh
Nghiệp ở MB Bank-Vietcombank-BIDV. ngoài ra còn tìm hiểu từ bạn bè và
người thân ở những bank khác, hi vọng bài viết sẽ có ích cho các bạn đang và
chuẩn bị gia nhập vào bank.
Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta
cũng sẽ thành công, vậy nên nếu có thử việc hoặc học việc không thành công
thì đừng nản. Tuổi trẻ nên trãi qua thử việc vài bank, nhảy vài chỗ để tìm được
chỗ đáp hợp lý nhất.
Đừng bao giờ đổ lỗi cho những bank khó,chỉ tiêu cao khiến chúng ta
không hoàn thành,cũng đừng đổ cho đồng nghiệp không thân thiện, Sếp khó… Nên
hiểu rằng mọi người ngồi ở vị trí đó cũng đã từng trãi qua các giai đoạn của
bạn rồi, và nếu như người khác làm được thì chúng ta cũng nên cố gắng làm được,
nếu như chúng ta đã cố gắng hết sức mà không thể được ,thì đừng vội trách ai.
Đó là do chúng ta chưa thật sự giỏi và may mắn ở môi trường này, vậy nên hãy
chọn một môi trường khác tốt hơn.
Một lời khuyên cho những bạn đang chuẩn bị học
việc thử việc,đ iều quan trọng nhất sau khi bạn làm tốt những điều trên ,đó là
kết quả có khiến bạn hài lòng hay không, bạn có vui vẻ và thoải mái ở nơi mà
bạn dốc hết sức cố gắng không? Nếu một môi trường mà bạn không thể hoà nhập,
không học được gì và không làm được tốt như cách bạn nghĩ thì hãy ra đi, đừng
ép bản thân nhốt mình ở đó trong một thời gian quá dài mà đánh mất những cơ hội
khác. Hãy nhớ rằng tuổi trẻ là những trãi nghiệm ,vậy nên cứ qua nhiều nơi để
có nhiều cảm nhận, nơi nào khiến chúng ta vui vẻ nhất thì hãy gắn bó lâu dài.
Cuối cùng chúc các bạn sẽ thành công,vượt qua các thử thách để trở thành các
BANKERS giỏi!
Vũ Hằng!