Giải Đáp Câu Hỏi Phỏng Vấn Vòng Sơ Tuyển Agribank

Giải Đáp Câu Hỏi Phỏng Vấn Vòng Sơ Tuyển Agribank

Tiếp tục cập nhật những câu hỏi hay gặp nhất trong các vòng phỏng vấn sơ tuyển Agribank! Các câu trả lời được tổng hợp và sàng lọc rất kĩ! Share về tường để tiện cho việc ôn tập nhé các bạn! Mỗi ngày 30 phút luyện tập cùng Big4Bank, nắm chắc 70% cơ hội vượt qua vòng phỏng vấn!

GIẢI ĐÁP CÂU HỎI PHỎNG VẤN VÒNG SƠ TUYỂN AGRIBANK

Giải Đáp Câu Hỏi Phỏng Vấn Vòng Sơ Tuyển Agribank

PHẦN 1
A. CÂU HỎI CHUNG
1.Với 1 sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc trong NH em nghĩ bản thân mình sẽ đóng góp được gì cho Agribank?
Dạ, với 1 sinh viên mới ra trường, em biết rằng em chưa có kinh nghiệm trong nghiệp vụ, công việc, nhưng nhờ vậy em có lợi thế đó là đam mê, nhiệt tình và quan trọng nhiều mối quan hệ gia đình, bạn bè chưa khai thác hết. Em tin sự chăm chỉ, cố gắng của em sẽ hoàn thành tốt công việc, chỉ tiêu được giao. Đồng thời, quá trình làm việc, em có kế hoạch tự nghiên cứu kĩ thêm kiến thức chuyên môn, nắm chắc quy trình, đồng thời họ hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước, rút ngắn thời gian học việc, trau dồi kỹ năng cần thiết.
2. Tại sao chọn vị trí Tín dụng/ Kế toán (Giao dịch viên)? (chú ý nên đánh mạnh đức tính, phẩm chất phù hợp?)
Kế toán: Em xin cám ơn câu hỏi của Anh/chị. Em thấy mình có điểm mạnh là cẩn thận, tỷ mỷ và nhanh nhẹn, phù hợp với tiêu chuẩn của công việc Kế toán. Đồng thời, vị trí Kế toán là bộ mặt và một bộ phận quan trọng ngân hàng, em tin với sự cần cù, chịu khó, nhẫn nại của bản thân em và sự hướng dẫn tận tình của anh chị đồng nghiệp, em sẽ hoàn thành tốt công việc, đem lại sự hài lòng của khách hàng khi đến giao dịch với Ngân hàng. Vì vậy em đã không chọn một vị trí khác mà chọn vị trí Giao dịch viên để ứng tuyển ạ.
Tín dụng: Em xin cám ơn câu hỏi của Anh/chị. Tín dụng là một công việc đòi hỏi đa kỹ năng và những người quyết đoán, có khả năng bán hàng, thuyết phục khách hàng, cẩn thận, chăm chỉ, có kiến thức nền tảng về luật của NHNN cũng như các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Đó cũng chính là điểm mạnh của em, vì vậy, em có thể phù hợp, thích ứng với áp lực của công việc, em mong muốn trải nghiệm và nỗ lực để trở thành Chuyên viên tín dụng giỏi tại Ngân hàng.

B. CÂU HỎI NGHIỆP VỤ
1. TÍN DỤNG: Tại sao phải đăng ký giao dịch bảo đảm?
Đăng ký giao dịch bảo đảm là cách thức để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên nhận bảo đảm. Việc ĐK GDBĐ mang ý nghĩa công bố quyền lợi của bên nhận bảo đảm với người thứ ba về sự hiện hữu của các quyền liên quan đến tài sản bảo đảm đã được đăng ký. Ngoài quyền truy đòi TSBĐ, việc ĐK GDBĐ có được thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ so với các chủ nợ khác, hạn chế rủi ro tín dụng, tạo điều kiện cho Ngân hàng thu hồi vốn từ nguồn thu nợ thứ 2 khi nguồn thu thứ 1 không thực hiện được, gắn trách nhiệm vật chất cho người đi vay, tránh rủi ro về mặt đạo đức, bổ sung điều kiện để khách hàng vay vốn, mở rộng tín dụng cho ngân hàng. Đồng thời, khi GDBĐ được đăng ký chính xác, thuận lợi, hợp lý thì chi phí giao dịch trong xã hội sẽ ở mức thấp, hạn chế tranh chấp phát sinh, khuyến khích hoạt động tín dụng, khắc phục tình trạng khan hiếm vốn.
2. GIAO DỊCH VIÊN/KẾ TOÁN: Chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ?
Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành. Lập chứng từ là khởi điểm của công việc kế toán và chứng từ là cơ sở để ghi chép vào trong sổ sách kế toán
•          Chứng từ ban đầu (chứng từ gốc): được lập trực tiếp ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc đã hoàn thành, là căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán nếu chứng từ đó đã được chấp hành.
•          Chứng từ ghi sổ (Chứng từ tổng hợp): được lập trên cơ sở các chứng từ gốc. Chứng từ ghi sổ có giá trị pháp lý để ghi vào sổ kế toán khi có chứng từ gốc kèm theo (Chứng từ ghi sổ tập hợp số liệu của nhiều chứng từ gốc theo từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính và ghi rõ cách vào sổ của từng nghiệp vụ đó. Có thể ghi thẳng các số liệu ở các chứng từ gốc vào chứng từ ghi sổ, và cũng có thể tập hợp các số liệu ở các chứng từ gốc vào bảng tổng hợp rồi căn cứ vào bảng tổng hợp mà ghi vào chứng từ ghi sổ.
                            
C. CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
1. Sếp bạn suốt ngày quát tháo nhân viên, bạn xử lý như thế nào?
Dạ em xin phép được trả lời câu hỏi, nếu gặp tình huống như vậy, em sẽ bình tĩnh, tự chủ và nói chuyện cởi mở với sếp, vì sự quý trọng cấp trên sẽ tiếp thêm động lực, đam mê công việc của em và đồng nghiệp. Chủ động lắng nghe, khéo léo tìm hiểu kĩ lý do khiến sếp bực bội, quát tháo, nếu lý do xuất phát từ quá trình làm việc của cá nhân em, đồng nghiệp, thì phải lưu ý kĩ, xin lỗi sếp và cam kết lần sau không phạm phải sai lầm nữa. (Bonus nếu họ có hỏi thêm là nếu sếp bực bội vì cá nhân thì sao: Còn nếu cuộc nói chuyện không đi đến được hướng giải quyết thích hợp thì em sẽ báo với giám sát cấp trên)
2. Bạn xử lý như thế nào khi KH phàn nàn hồ sơ rườm rà, lãi vay và phí cao?
Dạ với tình huống này, em cần tươi cười, lịch sự lắng nghe ý kiến thắc mắc của khách hàng, cám ơn những góp ý của họ và hứa sẽ lưu ý; sau đó nghiên cứu, thu thập thông tin xem ý kiên đó có xác đáng hay không. Nếu thấy xác đáng thì gửi góp ý lên cấp trên xem xét.

PHẦN 2
A. CÂU HỎI CHUNG
1. Giới thiệu về bản thân
Lời đầu tiên cho em xin gửi lời chào đến hội đồng tuyển dụng. Em tên là A, Hoàng Thị A, tốt nghiệp năm ...loại ..., chuyên ngành…… trường …. Thời sinh viên, em tham gia rất nhiều các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa. Trong đó cho em nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng nhất đó là tham gia 2 câu lạc bộ….(kể tên ra) mà em với vai trò là ….. Với tính cách cởi mở, dễ hòa đồng cũng như có khả năng quản lý và tổ chức hoạt động nên em thường là người tổ chức các chương trình ….. Em từng được thực tập tại…. trong thời gian đi học. Hiện tại em đang làm…. Em mong muốn được làm việc tại vị trí chuyên viên GDV tại chi nhánh ….của Agribank và mục tiêu của em là muốn có một công việc ổn định, phát triển sự nghiệp và trở thành 1 chuyên viên xuất sắc góp phần vào sự phát triển của Agribank nói chung và chi nhánh nói riêng
2. Hiểu biết của em về hoạt động của Ngân hàng Agribank hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn
Theo em được biết, Agribank luôn giữ vai trò tiên phong trong thị trường tài chính. Nguồn vốn của Agribank đã và đang góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tăng thu nhập cho khách hàng, ổn định các vấn đề kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Việt Nam. Điển hình là các chương trình cho vay ngành lương thực, thủy sản, cà phê, chăn nuôi, cho vay trồng cây cao su, tiêu, điều; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; cho vay thí điểm các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

B. CÂU HỎI NGHIỆP VỤ
1. TÍN DỤNG: Cấp tín dụng là gì? Quy trình cấp tín dụng?
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Quy trình cấp tín dụng Agribank
B1: Tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
B2: Thẩm định các điều kiện vay; dự án đầu tư, phướng án vay vốn
B3: Xét duyệt cho vay
B4: Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng
B5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân
B6: Thu hồi nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh
B7: Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản bảo đảm.
2. GIAO DỊCH VIÊN: Chữ số ghi trên chứng từ là loại nào?
a. Chữ viết sử dụng trên chứng từ kế toán ngân hàng là tiếng Việt, ký tự chữ Việt trên chứng từ điện tử phải tuân thủ tiêu chuẩn bộ mã ký tự chữ Việt do Nhà nước quy định. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
Chứng từ kế toán phát sinh ở ngoài lãnh thổ Việt Nam ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt. Các chứng từ ít phát sinh thì phải dịch toàn bộ chứng từ. Các chứng từ phát sinh nhiều lần thì phải dịch các nội dung chủ yếu theo quy định của Bộ Tài chính. Bản dịch chứng từ ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.
b. Chữ số sử dụng trên chứng từ kế toán ngân hàng là chữ số Ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.

C. CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
1. Nếu có khách hàng phàn nàn về lãi suất của ngân hàng mình thấp hơn lãi suất của ngân hàng khách (lãi suất huy động). Hoặc phàn nàn lãi suất cho vay của ngân hàng mình cao hơn so với ngân hàng khác. Tình huống này xử lý thế nào?
Đối với lãi suất vay, đầu tiên, em sẽ lắng nghe và tiếp nhận ý kiến khách hàng. Sau đó tươi cười, đồng ý với ý kiến khách hàng, và xin phép làm một phép tính nhỏ cho khách hàng thấy thật ra lãi suất chưa hẳn là cao hơn quá nhiều nếu tính theo chênh lệch 1 tuần, cho thấy sự chênh lệch rất nhỏ đổi lại với sự phục vụ, chăm sóc khách hàng chân thành, dịch vụ vượt trội và cam kết cá nhân đối với sự hài lòng của khách hàng, tự tin khẳng định sự phục của mình là xứng đáng với sự chênh lệch đó.
Đối với lãi suất huy động: tính ra mức chênh lệch lãi đó quá nhỏ, với trường hợp gửi qua ngân hàng khách uy tín thấp hơn, sẽ có rủi ro lớn hơn. Đồng thời, chủ động giới thiệu khách hàng những chính sách khuyến mãi, chăm sóc khách hàng gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng, đề xuất tặng khách hàng một món quà nhỏ có giá trị để lấy lòng khách hàng.
2. Trường hợp KH rất giận dữ thì em xử lý tình huống thế nào?
Đối với tình huống này, để tránh làm ảnh hưởng và sự chú ý của khách hàng khác, em sẽ chủ động mời khách hàng đến phòng khách hoặc phòng làm việc, tiếp đón chu đáo, lịch sự, pha nước mời khách để làm nguôi đi sự giận dữ của họ
Sau khi lắng nghe, em sẽ xem xét lại các bút toán, quy trình, khâu, lý do khiến khách hàng giận dữ, từ phía ngân hàng hay từ khách hàng. Nếu lỗi từ phía ngân hàng, và nằm trong phạm vị của em em sẽ chỉ cho khách hàng thấy đây là nguyên nhân khách quan, hướng dẫn khách hàng cách giải quyết, tặng cho khách hàng một món quà và tươi cười xin lỗi khách hàng vì sự phiền hà này. Nếu lỗi từ phía khách hàng thì giải thích cho khách hàng hiểu quy trình chuẩn của ngâ hàng và cám ơn khách hàng đã quan tâm sử dụng dịch vụ của ngân hàng

======

Join nhóm để không bỏ lỡ kiến thức hữu ích

Telegram: http://ldp.to/Big4bank

Zalo: http://ldp.to/zalobig4bank

======

+Khóa QHKH: https://www.phamdinhnguyen.org/

+Khóa GDV: https://www.phamdinhnguyen.info/

Cảm nhận khóa học: https://www.phamdinhnguyen.org/hoc-vien-dau-big4bank

Archive

Contact Form

Send