Tín Dụng Chứng Từ Và Những Điều Người Đề Nghị Mở Thư Tín Dụng Cần Lưu Ý

Tín Dụng Chứng Từ Và Những Điều Người Đề Nghị Mở Thư Tín Dụng Cần Lưu Ý

Như chúng ta đã biết thư tín dụng (Letter of credit-viết tắt là L/C) từ lâu là một trong những phương thức thanh toán được sử dụng khá phổ biến trong các hoạt động xuất nhập khẩu. Vậy làm thế nào để nhà nhập khẩu có thể mở L/C theo đúng yêu cầu thỏa thuận giữa hai bên mà vẫn đảm bảo được quyền lợi của mình?

TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI ĐỀ NGHỊ MỞ THƯ TÍN DỤNG CẦN LƯU Ý

Tín Dụng Chứng Từ Và Những Điều Người Đề Nghị Mở Thư Tín Dụng Cần Lưu Ý
Như chúng ta đã biết thư tín dụng (Letter of credit-viết tắt là L/C) từ lâu là một trong những phương thức thanh toán được sử dụng khá phổ biến trong các hoạt động xuất nhập khẩu. Về bản chất, L/C là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường gọi là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản và điều kiện được quy định trong L/C.
Tuy nhiên, nét đặc trưng cơ bản của thư tín dụng chứng từ đó là nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng độc lập với hợp đồng mua bán đã ký giữa người thụ hưởng (nhà xuất khẩu). Do đó, nếu đứng trên phương diện nhà nhập khẩu sẽ có rủi ro rất lớn khi nhà nhập khẩu có thể nhận phải hàng hóa kém chất lượng hoặc hàng hóa không theo đúng quy định trong hợp đồng mà vẫn phải thực hiện thanh toán khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp. Bên cạnh đó việc mở L/C với những điều khoản điều kiện bất lợi cho nhà nhập khẩu cũng là một trong những lý do dẫn đến tình trạng trên. Vậy làm thế nào để nhà nhập khẩu có thể mở L/C theo đúng yêu cầu thỏa thuận giữa hai bên mà vẫn đảm bảo được quyền lợi của mình?
MÂU THUẪN TRONG QUY ĐỊNH:
Ngân hàng nhận được đơn đề nghị mở L/C trong đó chứng từ thanh toán yêu cầu gồm có:
(1) Vận đơn đường biển lập theo lệnh ngân hàng, 2/3 bản gốc gửi về ngân hàng, 1/3 bản gốc gửi về khách hàng
(2) Biên bản nhận hàng (Minutes of delivery) ký và đóng dấu bởi người đề nghị mở L/C (Applicant) hoặc (2’) chứng nhận chất lượng (Quality Certificate) phát hành bởi bên thứ ba tại cảng đến.
RỦI RO NÀO CHO KHÁC HÀNG?
Thoạt nhìn có vẻ như chứng từ yêu cầu đảm bảo được quyền lợi của người nhập khẩu khi quy định biên bản nhận hàng sẽ phải được ký bởi người đề nghị mở thư tín dụng hoặc nếu không, phải là chứng nhận chất lượng phát hành bởi bên thứ ba tại cảng đến. Tuy nhiên nếu làm một bài toán phân tích nho nhỏ chúng ta sẽ thấy sự thật không phải như vậy.
Trước hết để có thể ký được biên bản nhận hàng hoặc chứng nhận chất lượng tại cảng đến như quy định trong L/C, khách hàng sẽ phải làm thủ tục thông quan và nhận được hàng hóa. Tuy nhiên, để làm được điều này khách hàng sẽ phải đề nghị ngân hàng ký hậu vận đơn hoặc phát hành bảo lãnh nhận hàng (do vận đơn đường biển được lập theo lệnh của ngân hàng). Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ phải chấp nhận mọi bất đồng (nếu có) của bộ chứng từ và phải hoàn thành thủ tục về nguồn vốn thanh toán. Lúc này, việc quy định biên bản nhận hàng hoặc chứng nhận chất lượng tại cảng đến không có ý nghĩa trong việc đảm bảo chất lượng hàng hóa tại cảng đến cho nhà NK.
ỨNG XỬ CỦA NGÂN HÀNG:
Với những phân tích chư trên, ngân hàng tư vấn cho KH như sau:
Tín Dụng Chứng Từ Và Những Điều Người Đề Nghị Mở Thư Tín Dụng Cần Lưu Ý
- Nếu giữ nguyên vận đơn lập theo lệnh ngân hàng, L/C không nên quy định biên bản nhận hàng hoặc chứng nhận chất lượng tại cảng đến. Thay vì đó, để kiểm soát chất lượng lô hàng nhập khẩu khách hàng có thể tìm phương án khác, như có thể quy định chứng nhận chất lượng phát hành bởi một tổ chức có uy tín tại cảng đi.
- Trường hợp KH cần có biên bản nhận hàng hoặc chứng nhận chất lượng tại cảng đến, vận đơn nên lập theo lệnh của khách hàng (Applicant) hoặc để trống để khách hàng chủ động đi lấy hàng và thực hiện kiểm tra hàng hóa, lập chứng từ để gửi người thụ hưởng xuất trình trong bộ chứng từ đòi tiền. Tuy nhiên phương án này tùy thuộc vào việc ngân hàng và khách hàng có thể xem xét áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn vốn vay nào khác thay vì quy định B/L lập theo lệnh của ngân hàng, nếu như L/C được mở bằng nguồn vốn vay. Tuy nhiên trong trường hợp KH không thể thay đổi được điều kiện của L/C thì KH cần đảm bảo họ có thể được hải quan/hãng tàu cho phép lấy mẫu hàng để kiểm tra trước khi nhận hàng chính thức. Nếu không, KH sẽ phải chấp nhận rủi ro là chất lượng hàng hóa không đạt yêu cầu nhưng vẫn phải thực hiện thanh toán theo cam kết của L/C khi đã đề nghị ngân hàng ký hậu vận đơn hoặc phát hành bảo lãnh nhận hàng.
LỜI KẾT
Các điều khoản điều kiện của L/C có ảnh hưởng rất lớn đến việc thanh toán cũng như việc nhập khẩu. Xét một cách toàn diện so với một số phương thức thanh toán khác, L/C là một phương thức thanh toán bảo đảm quyền lợi cho người bán hơn. Do đó, người mua (nhà nhập khẩu) phải xử lý thông tin trên L/C một cách đúng đắn và khôn ngoan. Đó là cơ sở bản đả rằng họ sẽ nhận được hàng the đúng yêu cầu.

Archive

Contact Form

Send