Nghề Giao Dịch Viên: Không Phải Là Đích Đến, Đó Mới Chỉ Là Khởi Đầu

Nghề Giao Dịch Viên: Không Phải Là Đích Đến, Đó Mới Chỉ Là Khởi Đầu

 

NGHỀ GIAO DỊCH VIÊN: KHÔNG PHẢI LÀ ĐÍCH ĐẾN, ĐÓ MỚI CHỈ LÀ KHỞI ĐẦU

Nghề Giao Dịch Viên: Không Phải Là Đích Đến, Đó Mới Chỉ Là Khởi Đầu


Thời gian qua, vấn đề về tính hấp dẫn của nghề ngân hàng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người trong và ngoài ngành.

 

Trong đó, luồng ý kiến chính dường như quả quyết rằng công việc trong ngân hàng bây giờ, đặc biệt vị trí giao dịch viên rất áp lực, không có thời gian cho bản thân và gia đình, thu nhập lại thấp, chẳng tương xứng!

 

Suy nghĩ đó khiến cho nhiều người, đặc biệt là các giao dịch viên mới vào nghề có những tâm tư..

 

Xét về nhận thức nghề nghiệp, đầu tiên, đừng xem giao dịch viên là một đích đến – đó chỉ là điểm khởi đầu. Bằng cách này, người lao động sẽ cảm nhận được vô số trải nghiệm thú vị trên hành trình nghề nghiệp tương lai của mình.

 

Hãy biết rằng, lộ trình nghề nghiệp của một giao dịch viên cũng thênh thang chứ không hề nhỏ hẹp. Sau vị trí bắt đầu có vẻ khiêm tốn đó sẽ là Kiểm soát viên, Phó/Trưởng phòng Dịch vụ Khách hàng, Phó Giám đốc vận hành, Giám đốc chi nhánh vv và vv…

 

Chưa kể nếu từ bộ phận giao dịch rẽ sang hướng kinh doanh cũng là một con đường khác rất hấp dẫn và nhiều cơ hội nữa.

 

Tất nhiên, mọi thứ tùy thuộc vào ước mơ, khát vọng và nỗ lực cá nhân của mỗi người. Nếu không nhìn xa thì người làm ở bộ phận giao dịch chỉ thấy những điểm gần, trong phạm vi không vượt quá cái quầy giao dịch – thì đó còn hơn là một sự thiệt thòi!

 

Nếu có dịp trao đổi với cán bộ quản lý trong Ban Giám đốc chi nhánh mà xuất thân từng là giao dịch viên sẽ thấy rằng, họ đều rất trân trọng những kinh nghiệm và kiến thức tích lũy được trong giai đoạn đầu chập chững vào nghề này.

 

Hầu hết cho rằng các kỹ năng tư vấn, bán hàng, giao tiếp, xử lý từ chối… là rất quan trọng cho công việc bán hàng và quản lý sau này.

 

Tổng kết từ thực tế, tác giả thấy rằng, những cán bộ xuất thân từ vị trí giao dịch viên, sau này khi phụ trách kinh doanh thì các mảng huy động, ngoại hối và dịch vụ khách hàng là những lĩnh vực có thế mạnh tự nhiên và rất nhiều kinh nghiệm phong phú.

 

Thứ hai là về nhận thức về công việc: Nghiệp vụ của vị trí giao dịch viên rất áp lực. Chắc chăn rồi, đó là những áp lực phải đúng quy trình, áp lực không được sai sót, áp lực phải đáp ứng kỳ vọng khách hàng. Áp lực thời gian, áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu vv và vv…

 

Đây là những điều bất cứ ai làm giao dịch viên cũng cần tìm hiểu, nhận thức hết sức thấu đáo ngay từ đầu.

 

Cho dù duyên cớ bạn đến với nghề là gì (theo lời bạn bè, muốn bố mẹ vui, mong được thử sức, thích làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, cần việc làm vv…) – một khi đã ngồi vào vị trí này rồi, thì người cán bộ phải thật nghiêm túc và nhanh chóng hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

 

Với nghiệp vụ của giao dịch viên thì không hề có chỗ cho sự tương đối!

 

Tính chất công việc đòi hỏi người giao dịch viên phải tỉ mỉ, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhẹn… Nhiều người có nhận thức đầy đủ về chức năng nhiệm vụ của mình nên hàng ngày làm việc với một thái độ chăm chỉ và say mê, luôn thể hiện sự lạc quan vui vẻ, chẳng bao giờ than thở!

 

May mắn một điều là ở vị trí này, các giao dịch viên không phải làm công việc một mình mà luôn có đồng nghiệp cán bộ quản lý hết lòng quan tâm lúc nào sẵn sàng chia sẽ, hợp tác, hỗ trợ và chỉ dẫn để bạn hoàn thành nhiệm vụ được giao.

 

Như bất cứ một công việc nào khác, từ những nhân viên cần mẫn vận hành một đoàn tàu đến phi hành đoàn điều khiển một chuyến bay – trong quy trình phục vụ khách hàng tại quầy, giao dịch viên là một khâu quan trọng, đòi hỏi thao tác phải tuyệt đối hoàn hảo đến chi tiết nhỏ, nếu không, rủi ro là khó lường.

 

Ý thức nghiêm túc với công việc như vậy – người làm giao dịch viên sẽ thấy yêu cầu và áp lực là điều hết sức bình thường và dễ hiểu.

 

Thứ ba là nhận thức về thu nhập. Đây là nội dung gây tranh cãi nhiều nhất, vì nó thuộc về nhận định có tính cá nhân nên khó mà có tiếng nói đồng thuận.

 

Nhiều giao dịch viên hiểu được rằng, ngoài thu nhập bao gồm: lương cố định, thưởng, lương kinh doanh, hoa hồng sản phẩm… yếu tố họ cũng quan tâm nhiều đó là môi trường làm việc, văn hóa tổ chức, kinh nghiệm tích lũy, cơ hội thăng tiến, mức độ gắn bó, các mối quan hệ – đặc biệt quan hệ khách hàng vv và vv…

 

Ai trưởng thành từ nghề ngân hàng cũng biết, năm năm đầu thường là thời gian để học hỏi và tích lũy. Tiếp sau đó khi được bổ nhiệm các trọng trách quản lý mới là giai đoạn phát triển và ổn định dần.

 

 

Nhiều người làm ngân hàng sốt ruột hơi sớm nên thỉnh thoảng so sánh thiệt hơn. Một khi nhận thức đầy đủ về công việc họ chắc chắn sẽ thấy nhiều niềm vui và cơ hội thay vì chỉ toàn áp lực.

======

Join nhóm để không bỏ lỡ kiến thức hữu ích

Telegram: http://ldp.to/Big4bank

Zalo: http://ldp.to/zalobig4bank

======

+Khóa QHKH: https://www.phamdinhnguyen.org/

+Khóa GDV: https://www.phamdinhnguyen.info/

Cảm nhận khóa học: https://www.phamdinhnguyen.org/hoc-vien-dau-big4bank

Archive

Contact Form

Send