Khách Hàng Không Trả Được Nợ Thì Cán Bộ Có Bị Quy Kết Là Thiếu Trách Nhiệm
KHÁCH HÀNG KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NỢ THÌ CÁN BỘ CÓ BỊ QUY KẾT LÀ THIẾU TRÁCH NHIỆM
Ngày 01/7/2010, theo Hợp đồng tín dụng số X, Công ty A còn nợ Chi nhánh B khoảng hơn 02 tỷ đồng cả gốc và lãi, tài sản thế chấp không còn (chỉ có đối với ngân hàng thương mại, dự kiến phát mãi được thì còn thừa 100 triệu, có khả năng thu được).
1. Theo anh chị, trường hợp này có nên khởi
kiện không? Tại sao?
2. Nếu không khởi kiện thì cán bộ Chi nhánh B
có bị quy kết là thiếu trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ không? Tại sao?
3. Mặt khác, Chi nhánh B còn lo lắng nếu
không khởi kiện thì sẽ mất quyền khởi
kiện. Như vậy, theo anh chị, Hợp đồng tín dụng số X nói trên và Hợp đồng tín
dung nói chung có áp dụng thời hiệu khởi kiện không? Nỗi lo trên có thành hiện
thực không? Tại sao?
GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG
Trường hợp công ty A còn nợ Chi nhánh B hơn
02 tỷ đồng cả gốc và lãi nhưng tài sản thế chấp không còn (Chỉ còn tài sản thế
chấp bên Ngân hàng thương mại, dự kiến phát mãi, Chi nhánh chỉ thu được 100
triệu đồng). Có nên kiện?
1. Theo tôi, trường hợp này không nên kiện.
Vì quá trình theo đuổi một vụ kiện dân sự (cho dù thắng) thường gian nan, phức
tạp; tốn nhiều thời gian, công sức, kinh phí, trong khi kết quả thu được như
trên rõ ràng là không đáng kể. Chưa kể nhiều hệ lụy có thể phát sinh từ việc
kiện tụng này. Do đó, tốt hơn hết, nên liên hệ Ngân hàng thương mại phối hợp xử
lý tài sản ngoài tố tụng, còn được chừng nào tranh thủ thu chừng đó. Nếu Ngân
hàng Thương mại khởi kiện, Chi nhánh là Bên có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, có
văn bản yêu cầu Tòa giải quyết thu số nợ gốc và lãi nói trên.
2. Nếu không khởi kiện, cán bộ Chi nhánh B
cũng không bị quy kết trách nhiệm, trừ trường hợp có sự chỉ đạo của lãnh đạo
nhưng không thực hiện dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho Ngành. Bởi vì, khởi
kiện là “Quyền” chứ không phải “Trách nhiệm”. Mà quyền dân sự thì có thể thực
hiện hoặc không, luật pháp không bắt buộc. Còn khi đã có sự chỉ đạo của cấp
trên thì phải thực hiện. Đó là mệnh lệnh hành chính, quan hệ hành chính, cấp
dưới phục tùng cấp trên.
3. Chi nhánh B cũng đừng nên lo ngại sẽ bị
mất quyền khởi kiện trong trường hợp này. Vì theo quy định tại Nghị quyết
03/2013 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 thì
đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền
sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự (như
Hợp đồng tín dụng, HĐ thế chấp…) thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Tuy
nhiên, đối với phần nợ lãi thì vẫn áp dụng thời hiệu khởi kiện trong vòng 02
năm, kể từ ngày quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Thời điểm bắt đầu tính
thời hiệu là ngày các Bên có thỏa thuận trong Hợp đồng, xác định thời hạn thực
hiện trả lãi, nếu hết thời hạn đó mà bên vay không trả, thì ngày đó là ngày xãy
ra xâm phạm.
Do đó, để không bị mất quyền yêu cầu trả lãi
(sau 02 năm kể từ ngày xâm phạm) thì trong khoảng thời gian đó, nếu thấy không
thể trả ngay, Chi nhánh phải kịp thời có văn bản thỏa thuận với Công ty A kéo
dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả lãi. Có văn bản này trong tay, Chi nhánh sẽ
yên tâm sẽ không bị mất quyền yêu cầu trả lãi./.