TÀI SẢN BẢO ĐẢM – NHỮNG RỦI ĐO KHÔNG LƯỜNG
TRƯỚC

Có vay thì phải có trả, tuy nhiên, cũng vì nhiều lý
do, hoàn cảnh, mà khách hàng vay đã không thể trả được nợ cho Ngân hàng dẫn đến
các tranh chấp phát sinh mà không bên nào mong muốn, nhưng khi khách hàng đã
không còn khả năng trả nợ thì Ngân hàng biết trông vào gì để thu hồi nợ từ
khoản vay của khách hàng, đến đây thì mọi việc thu nợ đều trông chờ vào tài sản
bảo đảm của khách hàng, cũng có thể tài sản bảo đảm là của bên thứ ba hoặc của
chính khách hàng và chúng ta có thể khẳng định tài sản bảo đảm được coi là cứu
tinh duy nhất cho khoản vay có nguy cơ mất vốn của khách hàng tại Ngân hàng.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải tài sản bảo đảm đã được thế chấp tại Ngân
hàng cũng có thể xử lý được theo đúng quy định, có những trường hợp, có những
vụ việc Ngân hàng nhận thế chấp, đã đăng ký giao dịch bảo đảm, người đứng tên
trên Giấy nhận quyền sử dụng đất đồng ý giao tài sản cho Ngân hàng để Ngân hàng
xử lý phát mại nhưng Ngân hàng vẫn không xử lý được vì tài sản lại liên quan
đến một vụ án hình sự hoặc liên quan đến một án dân sự của bên thứ ba nào đó và
vì thế đang từ khoản vay có tài sản bảo đảm trở thành khoản vay không “đảm
bảo”. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi xin giới thiệu những bài học thực tế
liên quan đến tranh chấp của bên thứ ba mà Ngân hàng là nơi bị thiệt hại mặc dù
vẫn nhận thế chấp tài sản thuộc sở hữu của khách hàng vay và thực hiện đăng ký
thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm đúng theo quy định.