Dấu Hiệu Tiềm Ẩn Rủi Ro Từ Báo Cáo Tài Chính
DẤU HIỆU TIỀM ẨN RỦI RO TỪ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
# THỨ NHẤT: LIÊN TỤC PHÁT HÀNH TĂNG VỐN BẰNG LẦN:
Điều này xảy ra hai trường hợp: 1. DN tăng vốn nhanh và mạnh quá, năng lực quản
trị không theo kịp dẫn đến bị khớp và cuối cùng làm hiệu quả KD của doanh nghiệp
đi xuống rõ ràng (ví dụ một anh trưởng thôn mà ngay lập tức thăng lên làm chủ tịch
tỉnh thì 99% là không làm được); 2. Đây là điều đáng sợ nhất là phát hành giấy
lấu tiền lừa cổ đông
Những trường hợp điển hình: 1. Vianline 2. Vinashin 3. $PVX là những điển
hình lớn quá nhanh có thân hình của người không lồ nhưng sức khỏe của trẻ lên 3
tuổi và kết cụ hết sức bi thảm; 4. $ITA tăng vốn quá nhanh đầu tư dàn trải dẫn
đến hiệu quả kém. $SBS. chứng khoán Thăng Long ngày trước. $KSA $MTM phát hành
giấy rút ruột cổ đông
Dấu hiệu: đọc
bảng cân đối kế toán phần vốn góp của chủ sở hữu qua các năm hoặc xem phần thu
tiền từ phát hành cổ phiếu trong phần báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động
tài chính, sau đó tính toán nếu nó quá nhanh thì khá rủi ro, nên tránh
Ứng dụng: $KLF $DCS $IDI $HAI …
# THỨ HAI TỶ SỐ NỢ VAY/VCSH TĂNG LÊN LIÊN TỤC VÀ CAO BẤT THƯỜNG: (1) điều này khiến cho áp lực trả lãi và trả
nợ gốc rất cao, nếu DN kinh doanh gặp khó khăn thì nguy cơ mất khả năng trả nợ
rất cao và có thể dẫn đến bờ vực phá sản; (2) một điều cực kỳ quan trọng mà
không phải ai cũng biết là CƠ CẤU VỐN CŨNG PHẦN NÀO PHẢN ÁNH TÍNH CÁCH VÀ KHẨU
VỊ CỦA LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP. Ở TRƯỜNG HỢP NÀY THƯỜNG LÃNH ĐẠO LÀ NGƯỜI YÊU MẠO
HIỂM, THÍCH RỦI RO nên không chỉ áp lực tài chính cao mà ngay cả các dự án, hay
các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp cũng rất mạo hiểm không kém
Những trường hợp điển hình: (1) $STL BĐS Sông Đà Thăng Long vốn điều lệ
chỉ có vỏn vẹn 150 tỷ trong khi nợ vay lên đến gần 3.000 tỷ tức làm mỗi CP mệnh
giá 10k gánh 200k nợ, điều này đã khiến STL trả giá đắt vào giai đoạn khủng hoảng
BĐS từ 2011-2012 khiến cho STL âm VCSH hơn 300 tỷ đồng; (2) $HAG $HNG của những
năm 2013-2015, khi đó Nợ vay/VCSH sấp xỉ 1.7 lần, áp lực lãi mỗi năm cả gần
2.000 tỷ đồng bên cạnh gốc đến hạn trung bình mỗi năm cùng khoảng 5.000-7.000 tỷ
đồng, đã làm cho HAG HNG suýt nữa phá sản, thật may là gần đây $HAG – $HNG đã
cơ cấu được nợ và thoát khỏi cảnh trên bờ vực phá sản; 3. $HVG của những năm
2015-2017 tỷ lệ nợ vay/VCSH luôn ở mức 2,7-2,8 lần, 2016 -2017 mỗi năm phải trả
500 tỷ lãi và hàng ngàn tỷ gốc trong khi hoạt động kinh doanh chính là mảng thủy
sản biến động thất thường khiến cho lợi nhuận không đủ bù lãi; HVG đã phải bán
đi những tài sản quý giá của mình gồm: 4 khu đất đắc địa, giải thể Công ty Địa ốc
An Lạc và đặc biệt phải bán đi đứa con cưng $FMC để tránh khỏi cảnh phá sản. …
Dấu hiệu: Tính
tổng nợ vay/VCSH tại bảng cân đối kế toán. Thông thường ở Việt Nam tỷ lệ này nhỏ
hơn 1 là mức bình thường; lớn hơn 1 nhỏ hơn 1,5 là tương đối cao; lớn hơn 1,5
là rủi ro (điều này cũng tùy từng ngành nghề và doanh nghiệp ví dụ đối với lĩnh
vực thươngng mại quay vòng vốn nhanh, vòng quay hàng tồn kho lớn thì có thể tỷ
lệ vay cao hơn lên đến 1,5-2 lần có thể chấp nhận được; đối với những ngành có
vòng quay hàng tốn kho rất thấp chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất những loại
hàng hóa có giá trị cao, thời gian sản xuất lâu thì tỷ lệ nợ an toàn tốt nhất
dưới 0,7 lần)
Ứng dụng: 1. $HBC có Nợ vay/VCSH = 1.9 lần,
khá cao. Nếu TT BĐS vẫn diễn biến tốt thì HBC vẫn an toàn, còn nếu TT BĐS kém
thanh khoản hoặc đổ vỡ thì cũng tương đối rủi ro cho nhà đầu tư; 2. $HSG có Nợ
vay/VCSH = 2.3 lần, khá cao tuy nhiên do vòng quay của $HSG cao và việc ngành
thép vẫn phát triển tốt thì chưa thấy có vấn đề gì, nhưng nếu ngành xây dựng,
BĐS mà suy giảm mạnh thì tiềm ẩn rủi ro khá lớn.
# THỨ BA LỢI NHUẬN KHÁC HOẶC LỢI NHUẬN TÀI CHÍNH CAO BẤT THƯỜNG
VÀ GIÁ CỔ PHIẾU BỊ ĐÂY LÊN QUÁ CAO: Nhiều nhà đầu tư chỉ nhìn vào lợi nhuận mà
không cần biết nó đến từ đâu, có bền vừng không và sẵn sàng trả giá P/E bình
thường cho các cổ phiếu đó, đến khi lợi nhuận bất thường và lợi nhuận tài chính
không còn nữa thì nguy cơ đổ vỡ trong giá cổ phiếu là điều khó tránh khỏi, thậm
chỉ mất 50-70% giá trị
Những trường hợp điển hình: 1. $DQC có khoản lợi nhuận bất thưởng hàng
năm rất lớn lên đến 50-70 tỷ/ năm trong khi nhiều NĐT không nhận ra điều này sẵn
sang trả giá rất cao, P/E thậm chí lên 13 lần cho lợi nhuận bất thường này. Đến
năm 2017 khi không còn ghi nhận nữa, nhiều NĐT đã ngậm quả đắng ở giá 80 và rồi
CP giảm có lúc về còn 30; 2. $KBC lợi nhuận tài chính quý 2/2017 lên đến 351 tỷ
trong khi quý đó LNST có 237 tỷ; nhiều nhà đầu tư đã nhảy vào mua giá khoảng
19, và sau đó khi thị trường nhận ra thực tế, giá cp đã về vùng hợp lý khoảng
12-24k.
Dấu hiệu nhận biết: Chỉ
cần đọc báo cáo KQKD xem phần lợi nhuận tài chính và bất thường, nếu thấy cao
trong khi P/E tính trên bất thường đó mà cao quá thì nên tránh xa. Còn nếu dự
báo được trước có các khoản này trong khi định giá bình thường đã rẻ thì lại là
cơ hội lớn
Ứng dựng: $CII
có lợi nhuận bất thường rất lớn qua các năm từ đánh giá lại tài sản rồi thông
qua các thủ thuật hợp pháp trên báo cáo tài chính, điều này là nguy hiểm vì các
khoản này ko tạo ra dòng tiền, khi tương lai không còn các khoản này thì rủi ro
có thể đến; $FLC cũng ghi nhận hàng năm lên đến 500-600 tỷ từ LN tài chính và lợi
nhuận không core khá nguy hiểm nếu mua ở giá cao.
# THỨ TƯ DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LUÔN ÂM VÀ DÒNG TIỀN
TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH LUÔN ÂM TRONG VÀI NĂM VỚI GIÁ TRỊ LỚN: Đây là dấu hiệu cho thấy bản chất họat động
kinh doanh của cty rất kém hiệu quả nguyên nhân có thể là do kinh doanh thua lỗ
hoặc do bị chiếm dụng vốn lớn nhằm mục đích nâng doanh thu; hoặc doanh nghiệp
book ảo doanh thu … trong khi đó dòng tiền tài chính dương từ việc vay thêm nợ
hoặc phát hành cổ phiếu để bù đắp cho hoạt động kinh doanh tệ hại (đây là câu
chuyện có doanh thu, lợi nhuận mà không có tiền)
Những trường hợp điển hình: $HVG trong giai đoạn 2012-2015 4 năm liên tiếp
âm tổng cộng hơn 3.000 tỷ đồng trong khi dòng tiền từ HĐTC dương 4 năm liền với
tổng cộng gần 4.700 tỷ từ vay nợ và phát hành cổ phiếu để lấy tiền tài trợ kinh
doanh và đầu tư, ngay sau đó giá CP HVG xuống dốc. $STL lưu chuyển từ HĐKD âm
liên tiếp từ năm 2007-2010 tổng gần 2.600 tỷ để phải tài trợ bằng 2.700 tỷ vốn
vay và phát hành cổ phiếu (HĐ tài chính) và đến lúc không cầm cự được xuống dốc
không phanh từ 2011
Dấu hiệu: Đọc
báo cáo lưu chuyển tiền tệ là có thể nhận ra điều này ngay. Lưu ý 1 số trường hợp
doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất kinh doanh rất mạnh nhìn thấy được, thì điều
này chấp nhận được nhưng không được âm nhiều và sau vài năm tốc độ mở rộng giảm
thì dòng tiền kinh doanh phải dương trở lại
Ứng dụng: $IDI
hãy cẩn thận với cổ phiếu này, nếu hoạt động kinh doanh không cái thiện mạnh
thì sẽ rất rủi ro
# THỨ NĂM CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ HÀNG TỒN KHO TĂNG QUÁ NHANH VÀ LỚN
CHIẾM PHẦN LỚN TÀI SẢN NGẮN HẠN HOẶC CÓ CÁC GIAO DỊCH MUA BÁN VỚI DOANH NGHIỆP
MỜ ÁM: Điều này
hết sức nguy hiểm 1. Doanh nghiệp bị tồn đọng vốn lớn trong hàng tồn kho và vị
chiếm dụng vốn nhiều dẫn đến hiệu quả xử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh kém; 2.
Tính thanh khoản sẽ nguy hiểm nếu có áp lực trả nợ, trả lãi nhiều; 3. Hàng tồn
kho và phải thu là 2 khoản dễ làm giả nhất trong báo cáo tài chính; 4. Giao dịch
mờ ám là cơ sở để dn dễ làm khống tài sản
Những trường hợp điển hình: $ITA các khoản phải thu và hàng tồn kho luôn
chiếm 90-98% tài sản ngắn hạn của ITA với khoảng 5.000-6.000 tỷ trong khi doanh
thu thấp chưa bằng 1/10 hàng năm khoảng 400-500 tỷ, dẫn đến giá cổ phiếu xuống
dốc không phanh; 2. $TTF giai đoạn 2011-2016 hàng tồn kho và các khoản phải thu
luôn chiếm trên 95%-97% tài sản ngắn hạn, đến 2017 kiểm toán lại thì mới thấy
TTF đã làm khống hơn 1.000 tỷ hàng tốn kho và kết quả thảm khốc giá cổ phiếu giảm
từ 45 về còn 4; 3. KSA, MTM là điển hình của việc làm khống tài sản thông qua
các khoản phải thu công ty liên quan chiếm đến 95% tài sản ngắn hạn
Dấu hiệu: tính
toán phần hàng tồn kho và khoản phải thu rồi so sánh với tài sản ngắn hạn nếu
cao trên 75% thì rất rủi ro cần xem kỹ hơn phần thuyết minh báo cáo tài chính nếu
thuyết minh mập mờ không có số cụ thế và phần phải thu khác quá lớn thì cty đó
không đáng tin cậy. Nếu thuyết minh có rõ ràng ta search trên google tìm hiểu về
tình hình hoạt động các con nợ đó xem có tin cậy uy tín không hay chỉ là cty ảo
… điều đặc biệt nguy hiểm nữa là có phải thu với các cá nhân hàng trăm tỷ
Ứng dụng: Dòng khóang sản anh em nhà KSA,
KSH, KSK, BII …
# THỨ SÁU BIÊN LỢI NHUẬN GỘP LIÊN TỤC GIẢM RẤT RÕ RỆT: Điều
này cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn kém hiệu quả hơn rất nhiều: 1. Do cạnh
tranh khốc liệt phải giảm giá bán, nâng chiết khấu khiến lợi nhuận giảm; 2. Do
ngành nghề kinh doanh kém hấp dẫn và không hợp thời
Những trường hợp điển hình: 1. $DRC $CSM liên tục giảm biên lợi nhuận do
cạnh tranh từ cuối năm 2015 đầu 2016 khiến giá cổ phiếu giảm chỉ còn ½ như hiện
nay cho dù các doanh nghiệp này là đầu ngành; Nếu biết đọc báo cáo tc có thể
tránh rất dễ dàng từ cuối 2015; 2. dòng họ SD (sông đà) là những doanh nghiệp
chuyên làm thủy điện tuy nhiên khi mảng xây dựng thủy điện ngày càng khan hiếm
mà DN họ SĐ không thay kịp sẽ chịu hậu quả biến lợi nhuận giảm và giá cùng giảm
sâu; 3. $VPK cạnh tranh khốc liệt với đối thủ ngoại mạnh hơn khiến giảm giá mạnh
cạnh tranh và giảm lợi nhuận 70%
Dấu hiệu: Đọc
trong báo cáo KQKD để tính được chỉ số biên lợi nhuận gộp nếu giảm mạnh đọc tiếp
thuyết minh vì sao giảm kết với báo cáo thường niên để thấy được viễn cảnh của
doanh nghiệp trong tương lai
Ứng dụng: $BMP
có dấu hiệu như vậy từ cuối năm 2016 đầu 2017, do phải tăng chiết khấu cạnh
tranh với HSG nên biên LNG giảm mạnh nếu không có thoái vốn hỗ trợ thì rất khó
lường. Vậy nên hãy cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định.
Nguồn: Trada Brothers