Cảnh Báo!!! Những Điều Bạn Phải Biết Về Kiểm Tra Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay

Cảnh Báo!!! Những Điều Bạn Phải Biết Về Kiểm Tra Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay

CẢNH BÁO!!!NHỮNG ĐIỀU BẠN PHẢI BIẾT VỀ
KIỂM TRA MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN VAY

Cảnh Báo!!! Những Điều Bạn Phải Biết Về Kiểm Tra Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng thì việc đầu tiên cán bộ tín dụng khi tiếp xúc, hoàn thiện hồ sơ là việc yêu cầu khách hàng trả lời cho câu hỏi: Vay tiền với mục đích gì? Sau này, khi ngân hàng đã quyết định cho vay thì cán bộ tín dụng ngân hàng lại tiếp tục yêu cầu khách hàng chứng minh mục đích sử dụng vốn vay.
Như vậy, có thể thấy rằng, mục đích sử dụng vốn vay trong nhu cầu vay vốn của khách hàng là tương đối quan trọng, nó được xem là tiền đề đối với đề xuất vay vốn của khách hàng tại ngân hàng. Trên cơ sở mục đích sử dụng vốn, ngân hàng mới xem xét và quyết định cho khách hàng vay đúng với mục đích mà khách hàng đã đề xuất. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào khách hàng cũng vay và sử dụng tiền vay đúng mục đích và cũng không phải lúc nào ngân hàng cũng kiểm tra được việc sử dụng vốn đúng mục đích của khách hàng. Bài viết này chia sẻ kinh nghiệm thực tế liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng trong giao dịch cấp tín dụng tại ngân hàng. 

NẾU KHÁCH HÀNG VAY VỐN NHƯNG SỬ DỤNG KHÔNG ĐÚNG MỤC ĐÍCH
Trong quá trình quan hệ tín dụng với ngân hàng, nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích thì khách hàng sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích đó. Cụ thể, chúng ta có thể thấy tại Luật các tổ chức tín dụng đã quy định rất rõ: Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong hợp đồng cấp tín dụng. Tại quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Thông tư 39/2016/TT-NHNN về việc thay thế quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN đã quy định: Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác; nếu tổ chức tín dụng phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn.
Theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng cấp tín dụng mà các ngân hàng hiện đang áp dụng đối với việc cho vay khách hàng thực chất là hợp đồng vay tài sản do Bộ luật dân sự điều chỉnh. Khi khách hàng (có thể là khách hàng cá nhân hay tổ chức) quan hệ vay vốn tại ngân hàng, đã được ngân hàng đồng ý cho vay và giải ngân thì khi ngân hàng giải ngân khoản vay đó tức là khách hàng có toàn quyền (bao gồm quyền sử dụng, quyền chiếm hữu và quyền định đoạt) đối với khoản tiền mà ngân hàng đã cho vay. Tuy nhiên, khách hàng có đầy đủ quyền sở hữu đối với số tiền đã vay từ ngân hàng nhưng phải trong phạm vi sử dụng vốn đúng mục đích mà khách hàng đã cam kết với ngân hàng trước khi vay vốn, không được sử dụng số tiền vay từ ngân hàng vào những mục đích mà pháp luật không cho phép. Chúng ta hãy cùng xem xét vụ án thực tế sau đây để cùng tìm hiểu bản án của Tòa án nhân dân đã phản ánh đầy đủ tình tiết khách quan của vụ án:
Doanh nghiệp tư nhân sản xuất đồ gỗ T đến đặt quan hệ vay vốn với ngân hàng Y, sau khi trao đổi và xem xét hồ sơ, những người có liên quan đã đề xuất người có thẩm quyền duyệt cho doanh nghiệp T vay số tiền 30 tỷ đồng, mục đích vay là thu mua gỗ để sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Sau khi thẩm định, hoàn thiện hồ sơ theo quy trình cho vay tại ngân hàng, ngân hàng đã tiến hành giải ngân cho doanh nghiệp T. Sau 3 tháng kể từ khi giải ngân khoản vay, doanh nghiệp T vẫn sử dụng vốn vay đúng mục đích và đầu ra sản phẩm có rất nhiều khách hàng. Bất ngờ, cuối tháng 12 cùng năm, Cơ quan cảnh sát điều tra đến ngân hàng Y yêu cầu cung cấp hồ sơ tài liệu và những giấy tờ có liên quan đến khoản vay của doanh nghiệp T vì doanh nghiệp T bị bắt quả tang vận chuyển và tang trữ trái phép chất ma túy tại xưởng sản xuất kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ. Sau gần 2 năm điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra đã truy tố chủ sở hữu và những người có liên quan tại doanh nghiệp T về tội "Vận chuyển và tang trữ trái phép chất ma túy", cùng với đó, các cán bộ liên quan đến khoản vay tại ngân hàng Y bị truy tố về tội "Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng". Bản kết luận điều tra đã nêu: Ngân hàng cho vay nhưng không xem xét mục đích sử dụng tiền vay của doanh nghiệp T nên đã để doanh nghiệp T sử dụng tiền vay từ ngân hàng vào mục đích mua bán, vận chuyển và tàng trữ trái phép chất ma túy bằng các thủ đoạn đưa ma túy vào trong ruột gỗ để ngụy tạo qua mắt cơ quan chức năng… Sau rất nhiều phiên xử từ sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm, ban đầu các bản án đều cho rằng các cán bộ ngân hàng Y đều phạm tội theo đúng kết luận của Cơ quan cảnh sát điều tra và truy tố của Viện kiểm sát. Sau nhiều lần kêu oan và kháng cáo, kháng nghị thì cuối cùng Tòa án đã tuyên tất cả các cán bộ ngân hàng Y vô tội và hành vi của doanh nghiệp T là hành vi lừa đảo vừa qua mắt cơ quan chức năng vừa lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt vốn vào mục đích phi pháp.
Theo quy định của Bộ luật dân sự thì khách hàng có đầy đủ quyền sở hữu đối với số tiền đã vay được từ ngân hàng, nhưng quyền sở hữu của khách hàng phải đảm bảo nằm trong mục đích vay vốn đã được ngân hàng phê duyệt. Quay trở lại với tình huống thực tế đã nêu khi doanh nghiệp T vay vốn với mục đích kinh doanh mua bán gỗ để làm đồ thủ công mỹ nghệ. Trên thực tế, doanh nghiệp T đã mua gỗ và nhiệm vụ của cán bộ ngân hàng Y chấm dứt nghĩa vụ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng vì khách hàng đã sử dụng vốn đúng mục đích theo đúng quy định. Điều mà ngân hàng không thể lường trước là doanh nghiệp T lại sử dụng gỗ mua được từ tiền vay của ngân hàng khoét lỗ cho ma túy vào trong ruột gỗ. Việc làm này của doanh nghiệp T là hành vi lừa đảo ngân hàng và qua mắt cơ quan chức năng. Không thể xem xét hành vi của doanh nghiệp T mà kết tội cán bộ ngân hàng Y có trách nhiệm trong việc xem xét cho vay.
Liệu có cán bộ kiểm tra nào của ngân hàng khi đi kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay trong trường hợp vụ án nói trên yêu cầu doanh nghiệp T phải đập toàn bộ gỗ để kiểm tra bên trong gỗ? Chắc chắn là không có. Họ chỉ kiểm tra việc xuất, nhập gỗ, chủng loại gỗ, như vậy là đã biết được doanh nghiệp T đã sử dụng vốn đúng mục đích, còn hành vi cho ma túy vào trong ruột gỗ là hành vi sai phạm của doanh nghiệp T, họ phải chịu trách nhiệm chứ trách nhiệm không thuộc về ngân hàng.

KIỂM TRA VIỆC SỬ DỤNG VỐN VAY
Thông thường, tất cả các khoản vay của khách hàng tại ngân hàng khi đã giải ngân thì ngân hàng đều có biên bản kiểm tra sau cho vay, trong đó, luôn có tài liệu cũng như thực tế kiểm tra chứng minh mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng thuận lợi nếu khách hàng cố tình lừa dối ngân hàng, tìm đủ mọi biện pháp để hoàn thiện hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay đúng mục đích nhưng thực tế lại không đúng mục đích. Nếu vậy, cán bộ tín dụng sẽ làm như thế nào để kiểm tra được đúng thực trạng thực tế mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng?
 Thực tế đã chứng minh, nếu trường hợp khách hàng cá nhân vay sửa nhà, theo lý thuyết, giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn trong trường hợp này sẽ bao gồm tất cả những gì liên quan đến việc sửa nhà (thiết kế được duyệt, dự toán, hoàn công, hóa đơn mua bán vật liệu, tiền công…), tuy nhiên, thực tế nếu khách hàng sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến kết cấu, cảnh quan bên ngoài thì không cần giấy phép, dự toán thì thường lập trong đầu, hoàn công thì trả tiền trực tiếp, hóa đơn thì chẳng mấy ai giữ… Nếu gặp phải trường hợp như thế, cán bộ tín dụng cần lưu ý hướng dẫn khách hàng cách lập dự toán, hóa đơn thì phải giữ lại đến mức tối đa các phiếu mua hàng vật liệu xây dựng (sao cho đủ giá trị yêu cầu – thường hãy chọn lớn hơn tùy tỷ lệ từng ngân hàng quy định), nếu thiếu thì yêu cầu khách hàng cung cấp thêm… Ngoài ra, nên chụp 1 vài tấm ảnh ngôi nhà trước và sau khi sửa để so sánh với nhà sau khi đã sửa. Tất cả phải lưu giữ trong hồ sơ của cán bộ tín dụng và phải được thể hiện trên biên bản kiểm tra sau cho vay của cán bộ tín dụng.
 Trường hợp khách hàng cá nhân, tiểu thương vay kinh doanh như kinh doanh tôm thì làm thế nào để có giấy tờ về việc mua bán tôm để chứng minh khách hàng đã dùng tiền của ngân hàng để mua tôm theo đúng phương án? Có thể thấy rằng, trên lý thuyết là thu thập hóa đơn hoặc phiếu mua hàng của khách hàng, nhưng thực tế không phải mặt hàng nào cũng có hóa đơn, khách hàng cá nhân mỗi người mua vài kg tôm rồi về bán, không có có hóa đơn hay phiếu thu. Vậy chứng ta phải chứng minh mục đích sử dụng vốn như thế nào? Nếu gặp trường hợp như thế này, cán bộ tín dụng hãy hướng dẫn khách hàng lập một danh sách, mua của ai, người bán ký vào, bên cạnh đó, hãy chụp một vài kiểu ảnh của khách hàng đang mua tôm để lưu hồ sơ.
Trường hợp khách hàng mua nhà của một cá nhân khác, nếu khách hàng cá nhân mua bán nhà, trả tiền mặt thì việc chứng minh mục đích sử dụng vốn vay là tương đối khó khăn. Nếu gặp trường hợp này, nhất thiết cán bộ tín dụng phải yêu cầu khách hàng đưa biên bản giao nhận tiền mua bán nhà (tiền phải nhận cùng ngày giải ngân), có chữ ký người bán nhà cùng với chứng minh thư nhân dân còn hiệu lực của người bán và phải đảm bảo sự trùng khớp giữa thông tin người bán nhà và người nhận tiền…
Cán bộ tín dụng cần phải luôn giám sát quá trình hoạt động kinh doanh cũng như quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, phải tiến hành lập biên bản, dừng giải ngân. Nếu cần thiết, phải báo ngay đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cùng phối hợp xử lý, đảm bảo tuân thủ quy định cũng như đảm bảo trách nhiệm pháp lý cho chính cán bộ tín dụng và cho những người quyết định đến khoản vay tại ngân hàng.
Nguồn: Agribank

Archive

Contact Form

Send